MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường trà sữa Việt 2019: Cơ hội vẫn rộng mở cho những người giỏi bắt kịp xu hướng

22-11-2019 - 19:30 PM | Doanh nghiệp

Đã từng có nhiều dự báo cho rằng thị trường trà sữa Việt sẽ "sớm nở tối tàn", tuy nhiên, diễn biến thị trường lại cho thấy, cơ hội vẫn còn rộng cửa cho những người giỏi nắm bắt xu hướng.

Du nhập vào Việt Nam cách đây vài năm, trà sữa trở thành món uống "gây nghiện" khiến giới trẻ Việt "phát cuồng". Quay lại thời điểm 2 năm về trước, kinh doanh trà sữa được đánh giá có mức tăng trưởng ấn tượng nhất (200%) trong ngành F&B. Bước qua giai đoạn tăng trưởng phi mã, thị trường trà sữa đang dần có sự chọn lọc và đi vào ổn định.

Mới đây, theo đánh giá của Euromonitor, thị trường đang có hơn 100 thương hiệu cùng nhau phân chia miếng bánh trị giá gần 300 triệu USD với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20%. Một số cái tên vẫn duy trì được tên tuổi và mở rộng bất chấp sự "thanh lọc" của thị trường như: Ding Tea, Gong Cha, Tiên Hưởng, Koi Thé, Tealive,… Tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, những chuỗi trà sữa chuyên nghiệp, phong cách sáng tạo, vẫn thu hút một lượng lớn giới trẻ, đặc biệt là Gen Y, Gen Z.

Phục vụ đối tượng chính là giới trẻ, những người luôn năng động, ưa thích những trải nghiệm mới mẻ, các thương hiệu trà sữa luôn biết cách làm mới bản thân bằng cách tự tạo xu hướng để duy trì độ "hot" riêng của mình. Không giống sự thâm trầm của thị trường cà phê, với trà sữa, sự sáng tạo, khác biệt, là điều kiện đầu tiên để các thương hiệu tăng lợi thế cạnh tranh. Nếu xét xu hướng qua từng năm sẽ thấy rất rõ điều này: 2017 với "trà sữa kem cheese", 2018 "sữa tươi trân châu đường đen" làm mưa làm gió khắp hang cùng ngõ hẻm và 2019 lại là năm của cơn sốt "trà sữa nướng", "trà sữa úp ngược".

Đơn cử như Tealive, thương hiệu trà sữa được yêu thích hàng đầu tại Malaysia cũng có màn "chào sân" khá sáng tạo ngay từ khi mới xuất hiện vào cuối tháng 9/2017. Dùng hình ảnh chiếc nón lá mang đậm bản sắc để địa phương hóa 2 cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, Tealive đã không giấu diếm tham vọng sẽ nằm trong top 3 thương hiệu trà sữa được yêu thích nhất tại Việt Nam và đặt mục tiêu sẽ mở 100 cửa hàng trong vòng 3 năm tới. Tính đến nay, Tealive đã có 11 cửa hàng tại các tỉnh thành trong cả nước.

Thị trường trà sữa Việt 2019: Cơ hội vẫn rộng mở cho những người giỏi bắt kịp xu hướng - Ảnh 1.

Hình ảnh chiếc nón lá đã giúp Tealive tạo được thiện cảm với giới trẻ Việt ngay từ những ngày đầu ra mắt.

Đối với các thương hiệu lớn, nhượng quyền là hình thức hiệu quả để mở rộng chuỗi và tăng sức cạnh tranh. Với những nhà đầu tư, nhượng quyền cũng trở thành một sự lựa chọn ít rủi ro để gia nhập vào thị trường dự báo còn nhiều tiềm năng phát triển như trà sữa. Sự hợp tác "đôi bên cùng có lợi này" cũng góp phần tạo nên sự cạnh tranh nhộn nhịp của thị trường, và cơ hội sẽ chỉ dành cho những thương hiệu tập trung vào chất lượng và giỏi nắm bắt xu hướng.

Hiện nay, hầu hết các thương hiệu trà sữa lớn trong nước và đến từ nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều thực hiện mô hình này với nhiều ưu đãi dành cho các nhà đầu tư tiềm năng. Tealive - một trong mười thương hiệu F&B của Công ty Loob Holdings (Malaysia) cũng không nằm ngoài xu hướng này khi lên kế hoạch mở rộng độ phủ thương hiệu tại Việt Nam bằng hình thức nhượng quyền.

Thị trường trà sữa Việt 2019: Cơ hội vẫn rộng mở cho những người giỏi bắt kịp xu hướng - Ảnh 2.

Tealive hiện có khoảng 185 cửa hàng tại Malaysia, trong số đó, 80% cửa hàng trực tiếp quản lý và 20% được nhân rộng theo hình thức nhượng quyền.

Người sáng lập Tealive kiêm Giám đốc điều hành Loob Holdings, cho biết: "Việt Nam đang là thị trường mà chúng tôi đang tập trung để phát triển sau Malaysia. Ngoài chất lượng, Tealive đang tập trung đầu tư vào công nghệ để gia tăng những trải nghiệm thoải mái cho khách hàng. Tealive đang hướng tới tạo ra một văn hóa trà sữa cho giới trẻ, luôn đởi mới, sáng tạo để hợp với sở thích trải nghiệm những điều mới của Gen Z."

Thị trường trà sữa tưởng chừng như đã bão hòa, thế nhưng nhìn vào sự phát triển, mở rộng không ngừng của các thương hiệu, một tín hiệu vui có thể nhận thấy, trà sữa đã không còn là cơn sốt nhất thời, bị xem là một thức uống thời vụ mà đã dần trở thành một nét văn hóa tiêu dùng mà giới trẻ Việt và cả thế giới ưa chuộng. Đây cũng là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư đang có ý định bước chân vào thị trường còn nhiều tiềm năng này.

Tealive vừa đưa ra chính sách ưu đãi hấp dẫn: 20 đối tác đầu tiên trở thành nhà nhượng quyền trước 30/11 sẽ được miễn phí cấp phép nhượng quyền trị giá 280 triệu đồng (bao gồm bản quyền thương hiệu Tealive và quyền sở hữu các sản phẩm trí tuệ).

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên