MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường Việt Nam vẫn rất tiềm năng với các nhà đầu tư Nhật Bản

27-04-2018 - 13:30 PM | Tài chính - ngân hàng

“Vẫn còn quá sớm để nhận định hay so sánh FDI trong 2018 giữa các nước đầu tư vào Việt Nam, và chúng ta không cần phải lo lắng về tình hình giảm sút đầu tư từ Nhật Bản”...

Là những gì mà ông Masashi Mochizuki – Giám đốc cấp cao phụ trách khách hàng Nhật Bản của Eximbank, người từng có hơn 24 năm kinh nghiệm làm việc tại Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) chia sẻ với chúng tôi.

PV: Khi đầu tư vào Eximbank hồi 2007, SMBC có chia sẻ về kỳ vọng tăng cường hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tài chính cho các khách hàng Nhật Bản tại thị trường Việt Nam. Không rõ là SMBC có thực hiện được kỳ vọng này hay chưa?

Ông Mochizuki: Kể từ khi bắt đầu mối quan hệ đối tác chiến lược, hai ngân hàng đã xây dựng cơ chế hợp tác để hỗ trợ các hoạt động của khách hàng Nhật Bản tại Việt Nam. Về nguyên tắc, các khách hàng này là do SMBC giới thiệu và Eximbank có cơ hội cung cấp dịch vụ cho họ. Đổi lại, chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng các dịch vụ, ví dụ như dịch vụ bán lẻ mà tự SMBC không thể thực hiện được ở Việt Nam. Do đó, sự hợp tác này tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng Nhật Bản và SMBC, góp phần vào việc thu hút nhiều khách hàng Nhật Bản giao dịch với SMBC tại Việt Nam.

Theo báo cáo quý 1 năm 2018, đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam thấp hơn so với các nước như Hàn Quốc, Hồng Kong và Singapore. Với vai trò là đối tác liên minh chiến lược với Eximbank để cung cấp dịch vụ và tư vấn tài chính cho các nhà đầu tư Nhật Bản, SMBC có lo lắng về xu hướng này không? SMBC có lý giải nào cho tình hình đầu tư sụt giảm của Nhật Bản vào Việt Nam không?

Ông Mochizuki: Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, đầu tư FDI của Nhật Bản thấp hơn so với Hàn Quốc và Singapore. Top 3 đầu tư FDI vào Việt Nam trong quý 1/2018 như sau:

Tuy nhiên, theo như thống kê dưới đây thì năm 2017, lượng đầu tư FDI Nhật Bản vào Việt Nam tương đối tốt và con số của quý 1/2018 trên chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư.

Top 3 FDI năm 2017

Với phân tích như trên, có thể nói vẫn còn quá sớm để nhận định hay so sánh FDI trong 2018 giữa các nước đầu tư vào Việt Nam, và chúng ta không cần phải lo lắng về tình hình giảm sút đầu tư từ Nhật Bản.

Trong nhứng năm vừa qua, Nhật Bản đầu tư mạnh vào các mảng nông nghiệp, bán lẻ, dịch vụ tài chính thay vì vào sản xuất tại Việt Nam như trước đây. Eximbank đã có những thay đổi nào để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản?

Ông Mochizuki: Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, chúng tôi đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt tài trợ chuỗi cung ứng là một trong những sản phẩm chiến lược không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng là nhà đầu tư Nhật Bản mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong vai trò là nhà cung cấp/nhà phân phối/người tiêu dùng, sản phẩm này được ưa chuộng trong nhiều ngành, trong đó có: thực phẩm, nông nghiệp và ngành bán lẻ. Để phục vụ các công ty có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, chúng tôi có chương trình hỗ trợ tư vấn để tinh gọn quy trình thủ tục, qua đó góp phần gia tăng vốn đầu tư vào nhiều ngành khác nhau trong đó có dịch vụ tài chính.

Liên quan đến vấn đề đầu tư chiến lược của SMBC tại Eximbank, ông Yutaka Moriwaki – Thành viên HĐQT – Giám đốc Cấp cao kiêm Trưởng Ban dự án Tái cấu trúc của Eximbank chia sẻ thêm.

Thị trường Việt Nam vẫn rất tiềm năng với các nhà đầu tư Nhật Bản - Ảnh 1.

ông Yutaka Moriwaki

Với vai trò là nhà đầu tư chiến lược tại Eximbank, SMBC đã làm gì để hỗ trợ ngân hàng này tiệm cận với chuẩn mực của Nhật Bản về các mặt như quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro và quản lý chất lượng?

Ông Moriwaki: Kể từ 2008 khi đầu tư vào Eximbank, SMBC và Eximbank đã ký thỏa thuận hiệp định chiến lược nhằm tương trợ lẫn nhau, trong đó, SMBC hỗ trợ Eximbank về kiến thức và kinh nghiệm quản trị ngân hàng, kinh doanh ngân hàng bán luôn, bán lẻ và một số mảng kinh doanh khác.

Eximbank đã trải qua nhiều thăng trầm trong thời gian vừa qua. SMBC đánh giá như thế nào về giai đoạn đã qua và có tiếp tục định hướng đầu tư tại ngân hàng nội địa hay không?

Ông Moriwaki: Rất tiếc tôi không ở vị trí đại diện phát ngôn cho SMBC, nhưng từ quan điểm cá nhân cũng như trải qua quá trình làm việc tại Eximbank, tôi thấy đội ngũ lãnh đạo hiện tại đang dẫn dắt Eximbank lấy lại đà tăng trưởng. Tôi tin rằng, đối với Eximbank, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là thay đổi cơ chế quản trị và tăng cường quản trị rủi ro để tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững.

Eximbank từng là một ngân hàng lớn mạnh và nổi tiếng trong ngành tài chính. SMBC có phương án nào để hỗ trợ Eximbank lấy lại vị thế đó hay không?

Ông Moriwaki: Vừa qua, Eximbank đã xây dựng kế hoạch phát triển trung hạn. Trong kế hoạch này có đề cập đến việc SMBC chia sẻ các kỹ năng xây dựng sản phẩm đặc biệt và mạng lưới toàn cầu để hỗ trợ Eximbank cải tiến các giải pháp về tài trợ thương mại cho khách hàng doanh nghiệp và lấy lại danh tiếng “Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu”.

Ông có thể chia sẻ về định hướng chiến lược của SMBC tại thị trường Việt Nam được hay không?

Ông Moriwaki: Rất tiếc tôi không ở vị trí đại diện phát ngôn cho SMBC, nhưng từ quan điểm của Eximbank, chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác của SMBC đã luôn hỗ trợ về nhân sự và chuyên môn, đặc biệt là cho các dự án New Eximbank.

Ông có thể chia sẻ thêm về chiến lược trung hạn của Eximbank?

Ông Moriwaki: HĐQT Eximbank đã phê duyệt chiến lược trung hạn vào đầu năm nay. Mục tiêu của chúng tôi là đưa Eximbank sẽ lấy lại vị trí dẫn đầu thị trường trong một số phân khúc và được nhìn nhận là ngân hàng thương mại chất lượng hàng đầu tại Việt Nam.

Trong kinh doanh, trong khi chúng tôi đang nhắm đến mục tiêu phát triển tài sản 20%, chúng tôi sẽ cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuận và kinh doanh phí như Bancasurance, Thẻ tín dụng và dịch vụ thanh toán. SME/MME là cơ sở khách hàng cốt lõi của ngân hàng, Eximbank sẽ chọn 10 ngành kinh tế trọng tâm nhằm cung cấp nhiều sản phẩm và định hướng cho khách hàng, đồng thời nâng cao mảng kinh doanh với Khách hàng doanh nghiệp lớn và FDI, tận dụng năng lực cung cấp giải pháp tài trợ thương mại của Ngân hàng.

Về quản trị nội bộ, chúng tôi sẽ nâng cấp hệ thống Công nghệ thông tin của mình để cải thiện các tính năng quan trọng như: Quản lý quan hệ khách hàng (CRM), và Hệ thống thông tin quản lý (MIS) cũng như quản lý rủi ro tín dụng. Để nâng cao năng suất hoạt động của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành hoạt động của tập trung hóa nghiệp vụ vận hành.

Trong năm 2017, Eximbank công bố dự án “New Eximbank” với sự hỗ trợ từ đối tác lớn là SMBC. Mục tiêu của dự án là đưa Eximbank giành lại vị thế dẫn đầu thị trường về Tài chính Thương mại, tăng cường năng lực giải pháp cũng như xây dựng được cơ sở khách hàng vững chắc.

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên