MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bất động sản vẫn mỏi mắt chờ vốn ngân hàng

Giảm lãi suất huy động xuống 13% nhiều ngân hàng đã rầm rộ hạ lãi suất cho vay xuống mức 15-17% để hỗ trợ doanh nghiệp.

Nhưng theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp thì việc tiếp cận nguồn vốn này rất khó khăn.
 
Sau gần 1 năm bị thắt vốn, thị trường bất động sản tuột dốc, doanh nghiệp lao đao. Để cứu vãn tính hình, ngân hàng nhà nước đã ra quyết định nới lỏng các khoản mục cho vay.
 
Trong đó, 4 nhóm đối tượng được vay vốn gồm sửa chữa nhà và mua nhà để ở mà nguồn trả nợ bằng tiền lương, tiền công của khách hàng vay. Cho vay để xây dựng nhà để bán, cho thuê cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
 
Cho vay xây dựng các công trình, dự án phát triển nhà ở sắp hoàn thiện và sẽ được bàn giao, đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2012 theo nội dung hợp đồng trong hoạt động xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu, hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê tài sản…
 
Thêm vào đó, thực hiện yêu cầu của ngân hàng nhà nước, mới đây nhiều ngân hàng thương mại lớn đã đồng loạt hạ lãi suất huy động xuống mức 13-14%/năm, lãi suất cho vay theo đó cũng giảm xuống còn 15-17%/năm.
 
Trước những động thái này, nhiều doanh nghiệp bất động sản như “chết đuối vớ phải cọc” với hi vọng sẽ tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất rẻ hơn để có thể tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.
 
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số doanh nghiệp nằm trong diện thuộc đối tượng ưu tiên vay nhưng xem ra công cuộc vay vốn là khá gian nan.
 
Ông Nguyễn Quốc Nam – Tổng giám đốc công ty bất động sản Hòa Bình cho biết, hiện công trình xây dựng của công ty thuộc đối tượng thứ 4 được xét cấp vốn xây dựng. Trước đây, chỉ cần có hợp đồng thi công trong đó cam kết tiến độ trả tiền của chủ đầu tư là doanh nghiệp có thể lấy đó để thế chấp ngân hàng vay vốn. Nhưng hiện nay ngoài hợp đồng, doanh nghiệp phải đưa thêm nhiều tài sản đảm bảo khác. Việc huy động tài sản để đáp ứng được yêu cầu là điều khó khăn cho các nhà thầu xây dựng.
 
Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu cho biết, thực ra lãi suất ngân hàng có giảm trong tháng 3, việc tiếp cận vốn ngân hàng ngoài quốc doanh có thể vay ở mức 17% so với 2011. Đây là tín hiệu mừng, tuy nhiên do ngân hàng đều lo nợ xấu cho nên họ có các bước kiểm soát chặt chẽ. Để mà vay được doanh nghiệp phải hình thành dự án và phải có tài sản thế chấp để ngân hàng bấu vúi vào cho vay. Tất cả dự án đã hoàn thành những yêu cầu của ngân hàng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được, nhiều doanh nghiệp phải bỏ giữa chừng vì không đủ vốn” ông Hiệp nói.
 
Không chỉ vậy, mà theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, công cuộc vay vốn của các doanh nghiệp không khác gì trừng chọi đá khi ngân hàng luôn ở thế thượng phong.
 
“Rất nhiều doanh nghiệp trước đây đã ký hợp động vay với lãi suất thấp nhưng khi ngân hàng nhà nước tăng lãi suất lên cao doanh nghiệp buộc phải ký lại lãi suất mới cao. Nhưng bây giờ khi ngân hàng nhà nước yêu cầu giảm lãi suất thì ngân hàng chần chừ. Nhiều ngân hàng giải thích rằng họ cần có thời gian chuẩn bị bởi chính sách bao giờ cũng có độ trễ” giám đốc doanh nghiệp cho biết.
 
Tại cuộc hội thảo về giải pháp vốn cho thị trường mới đây, đại diện Hiệp hội bất động sản Việt Nam đã thẳng thắn đưa ra những kiến nghị, Hiện tại tất cả các DN kinh doanh BĐS kinh doanh đa phần có các khoản vay ngân hàng và để có nguồn vay mới thì phải có giải quyết những khoản vay đang có đang tới hạn phải trả, cấu trúc lại khoản vay, khoanh nợ, giãn nợ cho doanh nghiệp.
 
Có một số khoản nợ xấu của một số DN mặc dù cũng là DN tốt nhưng chẳng qua thời điểm này họ gặp khó khăn không trả được thì trở thành nợ xấu thì nhà nước nên có một số nguồn vốn hỗ trợ để mua lại khoản nợ xấu này với giá hợp lý. Chẳng hạn, khi định giá ngân hàng chỉ cho vay 50% giờ có thể mua lại với giá 30% giá trị thực của sản phẩm đó và đến thời điểm tốt có thể bán lại sản phẩm này.

Theo Anh Đào
VnMedia

ngatt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên