MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BĐS Việt Nam cần chuyển dịch theo hướng phát triển bền vững

Thị trường bất động sản vẫn đang trong tình trạng “khủng hoảng niềm tin”, nhiều chuyên gia lo ngại nếu không có sự can thiệp của Chính phủ ngay rất có thể thị trường sẽ sụp đổ.

Theo T.S Lê Xuân Nghĩa phát biểu tại sự kiện Hiệp hội BĐS Việt Nam kỷ niệm 10 năm thành lập, điều quan trọng nhất hiện nay là Chính phủ đã nhận thức rõ BĐS là nền tảng cơ bản của nền kinh tế. Vực dậy thị trường BĐS sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Với hàng loạt chính sách tích cực như gói 30.000 tỷ, thành lập VAMC xử lý nợ xấu, giảm thuế,…đã góp phần lấy lại niềm tin cho thị trường. Điều  này cho thấy, tình hình thị trường hiện nay sẽ là sức ép buộc các doanh nghiệp BĐS phải chuyển mình theo định hướng phát triển bền vững để tồn tại và phát triển. 

Khủng hoảng từ sự phát triển không cân đối

Phát triển theo phong trào dẫn đến sự mất cân đối về cung cầu, thiếu công tác dự báo, dự đoán đã khiến DN đi sai hướng đầu tư,…Chính những bất cập và sự phát triển thiếu bền vững trong thời gian dài đã làm bong bóng BĐS xì hơi, giao dịch ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp trong ngành phải lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn.

Theo số liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trong năm 2012 đã có 680 doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh chính là BĐS đăng ký giải thể, ngừng hoạt động (con số của năm 2011 thống kê được là 576 doanh nghiệp).

Nếu tính cả những doanh nghiệp hoạt động có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới BĐS thì chắc chắn con số này sẽ còn cao hơn rất nhiều, chiếm phần không nhỏ trong tổng số 54.261 doanh nghiệp đã tuyên bố ngừng hoạt động và giải thể.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, cùng với sự cố gắng của các DN trong việc chủ động điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với khả năng chi trả của thị trường,…nhất định chúng ta sẽ cùng chung tay vượt qua giai đoạn khó khăn này, đưa thị trường phát triển bền vững.

Bước đi vững chắc cho doanh nghiệp BĐS

Sự quản lý chặt chẽ của nhà nước cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường khi nguồn cung nhà ở có sự chênh lệch rất lớn so với nguồn cầu, đã buộc nhà đầu tư phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sản phẩm của mình và một chiến lược phát triển dài hơi hơn.

Thực tế thị trường trong thời gian qua cho thấy, khi doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt thì sản phẩm của họ vẫn được thị trường đón nhận.

Tại thị trường Tp.HCM, nhiều dòng sản phẩm đáp ứng được điều này luôn có thanh khoản cao như một số dự án giá rẻ của Nam Long, Đất Xanh, Hoàng Quân, Thủ Đức,…Những dự án của các công ty này đã tạo một cuộc đua về phân khúc này ngày càng cạnh tranh hơn.

Theo quan điểm của ông Nguyễn Vĩnh Trân, Phó TGĐ Nam Long, sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu cuộc sống vẫn bán được hàng, tuy nhiên, với sự hỗ trợ cho khách hàng như giảm giá 2%-5% và ưu đãi vay ngân hàng đến 70% giá trị trong 15-20 năm.

Tuy nhiên, mỗi đơn vị đều có chiến lược và lợi thế riêng, như Đất Xanh và Hoàng Quân thì mua lại các dự án của đối tác, còn Nam Long thì lại có lợi thế quỹ đất rộng 567ha, niêm yết trên sàn chứng khoán khi có sự hỗ trợ từ các cổ đông chiến lược mạnh.

Mạnh Dũng

thuatvk

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên