MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cách nhận dạng Similac GainPlus EyeQ nhiễm khuẩn

05-08-2013 - 16:38 PM |

Tính đến 12h trưa 5/8/2013, Abbott Nutrition Việt Nam đã thu hồi được 10.135 thùng trong tổng số 12.927 thùng đã đưa ra thị trường.

Nội dung nổi bật:

Theo Abbott Nutrition Việt Nam, chỉ có sản phẩm Similac GainPlus EyeQ mới (số 3, dành cho trẻ 1-3 tuổi, loại hộp 400g và 900g), sản xuất ở New Zealand bởi Fonterra, có thể bị ảnh hưởng bao gồm: 2564G54114, 2564G54115,2564G54116, 2564G54117, 2564G54118, 2565G54118, 2565G54119, 2566G54119, 2567G54119, 2567G54120. 

Trước đó, New Zealand đã thu hồi gần 1.000 tấn sản phẩm sữa ở 7 quốc gia trên thế giới, do Fonterra phát hiện trong một số sản phẩm của hãng có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thịt.

----------------------------------------

Theo ông Đỗ Thái Vương (Giám đốc đối ngoại Abbott Nutrition Việt Nam), hiện công ty đang tiếp tục  công tác thu hồi. Theo số liệu tổng hợp mới nhất, tính đến 12h trưa ngày 5/8/2013, Abbott Nutrition Việt Nam đã thu hồi được 10.135 thùng trong tổng số 12.927 thùng đã đưa ra thị trường.

Cũng theo ông Vương, việc phải thu hồi sản phẩm là điều đáng tiếc và cũng không thể biết trước. Thông cáo báo chí mà Abbott Nutrition Việt Nam gửi đến các cơ quan truyền thông có nói rõ: “Chỉ có sản phẩm Similac GainPlus EyeQ mới (số 3, dành cho trẻ 1-3 tuổi, loại hộp 400g và 900g), có số lô dưới đây, sản xuất ở New Zealand bởi Fonterra, nhà sản xuất hợp đồng của chúng tôi. 

Các lô có thể bị ảnh hưởng bao gồm: 2564G54114, 2564G54115,2564G54116, 2564G54117, 2564G54118, 2565G54118, 2565G54119, 2566G54119, 2567G54119, 2567G54120. Các sản phẩm khác của Abbott hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi vấn đề trên".

“Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía nhà sản xuất, công ty đã chủ động báo cáo Bộ Y tế, thông báo đến các phương tiện truyền thông đại chúng và liệt kê số lô thuộc diện thu hồi để khách hàng biết. 

Đến nay chưa nhận được bất cứ khiếu nại nào liên quan đến vấn đề y tế và an toàn thực phẩm đối với loại sữa này từ phía người tiêu dùng ở cả Newzealand và Việt Nam. Nhưng với sự cẩn trọng cao nhất, chúng tôi vẫn khuyến nghị khách hàng tiến hành thu hồi để đảm bảo an toàn. Abbott đã hành động rất nhanh để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. 

Chỉ có những lô thuộc diện thu hồi mới bị ảnh hưởng, còn khách hàng tiếp tục yên tâm sử dụng các sản phẩm khác của Abbott không thuộc diện thu hồi”, ông Vương nói.

Theo hướng dẫn của ông Vương, người tiêu dùng có thể kiểm tra số lô (LOT NO) ghi dưới đáy lon. Nếu nhận thấy số lô nằm trong diện các lô bị thu hồi thì liên lạc với đại lý, nơi đã mua để trả lại hoặc đổi sản phẩm khác. Hoặc khách hàng gọi đến đường dây nóng 19001519 của Abbott Nutrition Việt Nam để được hướng dẫn và tư vấn.

Về mức độ vi khuẩn lostridium Botulinum trong sữa, cũng như những ảnh hưởng đến sức khỏe, ông Vương cho hay: "Hiện nay, các bên đang nghiên cứu về những ảnh hưởng và hàm lượng mà mọi người quan tâm. Cũng chưa có bất cứ báo cáo nào nên tôi chưa đưa ra được thông tin cụ thể".

Còn ông Jullian Caillet- Trưởng đại diện Abbott Việt Nam khẳng định “An toàn và chất lượng sản phẩm là ưu tiên cao nhất của Abbott. Chúng tôi lấy làm tiếc về sự việc này, chúng tôi đang làm việc với Fonterra và tất cả các bên liên quan để giải quyết thấu đáo sự việc trong thời gian sớm nhất”.

Công ty Fonterra từng dính “phốt”?

Theo một số báo chí thế giới, trước đó, chính quyền New Zealand đã tiến hành một đợt thu hồi toàn cầu gần 1.000 tấn sản phẩm sữa ở 7 quốc gia trên thế giới, do hãng sữa khổng lồ Fonterra phát hiện trong một số sản phẩm của hãng có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc thịt.

 
Nơi sản xuất sữa của Fonterra.

Trong ngày 3/8, Tổng giám đốc Fonterra Theo Spierings đã bay sang Trung Quốc - thị trường tiêu thụ số một để giải quyết vụ việc. “Chúng tôi đang cố gắng giải quyết một cách nhanh chóng nhất. Vấn đề cấp bách đặt ra là cần phải nắm được thông tin về các trường hợp bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm sữa nếu có, và gấp rút thu hồi các sản phẩm này ở siêu thị và các đại lý”, giám đốc điều hành Fonterra Theo Spierings nói.

Fonterra là công ty sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa lớn thứ tư thế giới, thu nhập hằng năm khoảng 16 tỷ USD. New Zealand xuất khẩu khoảng 95% lượng sữa sản xuất. Sữa là ngành công nghiệp thế mạnh của New Zealand, nên vụ thu hồi này ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế của nước này.

Đây là lần thứ hai, công ty sản xuất sữa lớn nhất New Zealand dính vào bê bối sữa bẩn trong năm 2013. Vào hồi tháng 2/2013, công ty này đã thông báo tìm thấy dấu vết của chất dicyandiamide, một hóa chất độc hại được sử dụng trong sản xuất phân bón, đã tồn tại trong sản phẩm sữa của Fonterra.

kyanh

Theo Khám Phá

Trở lên trên