MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần ban hành giải pháp “cứu” thị trường BĐS ngay từ cuối 2012

Người mua nhà sẽ được tiếp cận với nguồn vốn lãi suất hợp lý 8%/năm thời hạn 5-10%, đây sẽ là một động lực mới giúp thị trường ấm dần lên trong tương lai gần.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trì trệ của thị trường bất động sản không chỉ xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp bất động sản mà còn bắt nguồn từ những bất cập về cơ chế chính sách; Hệ thống quản lý giao dịch bất động sản lỏng lẻo dẫn tới hiện tượng đầu cơ, thổi phồng giá bán;

Để tháo gỡ khó khăn của thị trường bất động sản, BIDV với tư cách là một tổ chức tín dụng lớn của Nhà nước đã chủ động nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy phát triển thị trường.

Cần ban hành giải pháp ngay từ cuối 2012

Trong buổi làm việc cùng đoàn công tác do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tại Tp.HCM về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. BIDV đã đề xuất nhiều giải pháp mang tính đồng bộ. Trong đó, đáng chú ý là cho phép các ngân hàng cơ cấu lại nợ, thành lập Công ty tài chính tái cho vay thế chấp, yêu cầu các chủ đầu tư giảm giá bán, hỗ trợ thuế cho nhà xã hội,…

Theo BIDV, các giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường của Chính phủ cần được ban hành, triển khai ngay từ cuối năm 2012, qua đó định hướng và tạo tâm lý ổn định cho thị trường, nhà đầu tư cũng như người có nhu cầu mua nhà.

BIDV đưa ra 4 nhóm giải pháp bao gồm:

-Nhóm giải pháp quản lý nhà nước với những đề xuất với Chính phủ như Chính phủ đưa ra Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho BĐS; Chính phủ xem xét sửa đổi lại Nghị định quản lý thị trường BĐS; Cần xác định phân khúc nhà ở trung bình thấp đáp ứng đông đảo người dân để xử lý trước, xong phân khúc thị trường này mới tiếp tục xem xét tháo gỡ cho các phân khúc thị trường khác;

Cho phép các ngân hàng cơ cấu lại các khoản nợ đối với các chủ đầu tư dự án và được giữ nguyên nhóm nợ như trước khi thực hiện cơ cấu; Chính phủ xem xét chấp thuận việc thành lập Công ty tài chính tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia để xử lý vấn đề nợ xấu;

NHNN xây dựng chính sách tín dụng theo hướng không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của toàn hệ thống, nhưng điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay với từng đối tượng…

-Nhóm giải pháp kích cầu thị trường: Trong nhóm giải pháp này, BIDV tập trung vào việc đẩy mạnh phát triển nhà xã hội, qua đó là kênh trung gian kích thích thị trường. Trong đó, hướng đến việc Nhà nước hỗ trợ cho người mua nhà với lãi suất thấp khoảng 6-7%/năm, NHNN cho vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi; Cho phép chủ dự án nộp tiền đất bằng các căn hộ đã đầu tư; Ngân hàng thương mại phải dành tối thiểu 3% tổng dư nợ để cho vay lĩnh vực nhà ở xã hội,

Đối với mảng nhà ở thương mại, BIDV nhấn mạnh đến vấn đề hỗ trợ đầu vào của bất động sản, giải quyết lượng hàng tồn kho hiện tại bằng cách cho phép chủ đầu tư cơ cấu lại diện tích nhà ở, chuyển đổi công năng sang phân khúc khác như bệnh viện, trường học,…Sửa lại các văn bản luật liên quan đến bất động sản; cho phép chuyển nhượng một số dự án kinh doanh bất động sản cho nhà đầu tư nước ngoài với cơ chế quản lý, giám sát riêng để thu hút nguồn lực.

-Nhóm giải pháp về thuế: Cũng giống với một số đề xuất kiến nghị khác từ Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, BIDV đề nghị giảm các loại thuế liên quan VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp; áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp cho các dự án nhà ở xã hội;…cho phép chủ dự án nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ.

-Nhóm giải pháp giải phóng hàng tồn kho: BIDV kiến nghị tiếp tục hỗ trợ vốn cho các dự án sắp hoàn thành để sớm đưa sản phẩm tiêu thụ, tạo nguồn vốn trả nợ ngân hàng. Đồng thời, cần yêu cầu chủ đầu tư giảm giá bán bất động sản.

Để hiện thực hóa những giải pháp trên, mới đây BIDV đã ký kết hợp tác với Bộ Xây dựng đưa ra gói tín dụng phát triển nhà xã hội với số vốn cam kết là 30.000 tỷ đồng từ 2013-2015. Đồng thời tiếp tục triển khai gói tín dụng 4000 tỷ hỗ trợ cá nhân mua nhà.

Bơm 20.000 – 40.000 hỗ trợ người mua nhà lãi suất 8%/năm

Cùng với những đề xuất, kiến nghị nhằm xử lý các vấn đề khó khăn mà bất động sản đang gặp phải từ các Bộ, ngành. Ngày 18/12/2012, tại cuộc họp với lãnh đạo Tp.HCM nhằm đưa ra các giải pháp xử lý nợ xấu, hàng tồn kho tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, NHNN đã cam kết bơm vốn để “cứu” BĐS.

Cụ thể, theo Thốc đốc Nguyễn Văn Bình cam kết thì NHNN sẽ bơm 100.000 – 150.000 tỷ đồng để xử lý vấn đề nợ xấu tại các TCTD. Trong đó, chủ yếu tập trung vào xử lý nợ xấu bất động sản bởi theo số liệu thống kê thì có đến 1,24 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng là liên quan đến bất động sản.

Vấn đề xử lý nợ xấu bất động sản cũng đã được Thống đốc khẳng định xử lý ngay từ quý 2 năm 2013.

Trong đó, một thông tin rất được chú ý từ Thốc đốc đó là NHNN sẵn sàng cung ứng 20.000 – 40.000 tỷ đồng để hỗ trợ người mua nhà ở với lãi suất hợp lý 8%/năm, thời hạn 5-10 năm và sẵn sàng hỗ trợ cho các dự án phục vụ mục đích này…

Đây được xem là thông tin vui cho những người có nhu cầu mua nhà ở thực sự tại các thành phố lớn hiện nay đang rất khó khăn về nhà ở, còn đang hạn chế về khả năng tài chính. Với mức lãi suất khá thấp này sẽ tạo điều kiện để người mua có có hội mua nhà thúc đẩy thanh khoản thị trường, giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

Kiều Thuật

thuatvk

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên