MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Địa ốc 24h: BĐS "nóng" với Luật kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở sửa đổi

Sang tháng 7 là thời điểm Luật Kinh doanh BĐS và Luật nhà ở sử đổi có hiệu lực, nhiều chính sách được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường BĐS phát triển.

Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi có nhiều quy định chặt chẽ về việc bán nhà hình thành trong tương lai; Luật còn cho phép các chủ đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đã hoàn thiện hạ tầng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực hỗ trợ thị trường. Bên cạnh đó, Luật Nhà ở sửa đổi cho phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ tạo ra bước ngoặc lớn cho thị trường năm tới. Những tác động của chính sách đến thị trường BĐS hứa hẹn sẽ mang lại một cú hích giúp thị trường phát triển theo chiều hướng tốt, công bằng hơn, tạo niềm tin lớn hơn cho người mua. Bất động sản chuẩn bị đón cú hích từ "sóng chính sách"?

Giữa tháng 7 này, Bộ xây dựng sẽ có 5 Nghị định trình Chính phủ phê duyệt, trong đó, có ý kiến đề xuất về vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Hiện tại, đang có đề xuất về vấn đề vốn pháp định không thấp hơn 50 tỷ, tuy nhiên Bộ Xây dựng cho rằng, điều kiện vốn pháp định không thấp hơn 20 tỷ đồng như hiện nay là đủ. Ngoài vốn pháp định, vấn đề bảo lãnh ngân hàng của các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, quy định về sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam, chuyển nhượng dự án, tín dụng trong BĐS…cũng sẽ được Bộ xây dựng đề cập tới. Bỏ quy định kinh doanh BĐS phải có 50 tỷ

Để mua được nhà, không phải chỉ chọn được dự án như ý, mà còn rất nhiều vấn đề liên quan. Vấn đề lớn nhất hiện nay là, dù có tiền, chọn được dự án ưng ý, nhưng để tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư để mua nhà là điều không dễ. Hầu hết các dự án hiện nay bung hàng ra thị trường đều thông qua các sàn giao dịch bất động sản. Dù tâm lý  người mua đều muốn làm việc trực tiếp với chủ đều tư để yên tâm hơn, nhưng thực tế, không ít người thực hiện được điều này. Kinh nghiệm cho thấy, để mua được nhà, qua các nhân viên môi giới có lẽ là một kênh tiếp xúc dễ dàng nhất. Mua nhà: Chọn chủ đầu tư hay môi giới?

UBND thành phố Hà Nội vừa ký quyết định phê duyệt Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu vực Công viên Yên Sở, tỷ lệ 1/500. Theo đó, sẽ bổ sung thêm khu công viên văn hóa và Công viên truyền thống, nâng tổng diện tích quy hoạch từ 91,19ha lên 93,48ha. Đồng thời, quy hoạch khu vực thành một khu trung tâm mới của thành phố với chức năng là một công viên cây xanh, văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí của Thành phố. Quy hoạch khu vực Công viên Yên Sở thành khu trung tâm mới của Hà Nội

UBND Thành phố Hà Nội vừa  có quyết định phê duyệt nhiềm vụ quy hoạch chi tiết Xây dựng Nghĩa trang Trần Phú tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội với tổng diện tích từ 23 đến 25ha. Đồng thời,  UBND thành phố cũng giao cho Viện quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập quy hoạch chi tiết, với điều kiện ít nhất phải có 11% diện tích đất giao thông và 25% diện tích cây xanh. Hà Nội sắp có khu Nghĩa Trang Trần Phú rộng 25ha

Việc sân bay Long Thành được quy hoạch xây dựng trên một diện tích lớn dẫn đến các khu đất xung quanh dự án đang được điều chỉnh quy hoạch hàng loạt để phù hợp với dự án lớn này. Trước hết là vấn đề tái định cư cho trên 5.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, sau nữa, các khu công nghiệp phụ trợ, chính sách đào tạo ngành nghề…là các bước mà tỉnh Đồng Nai đang tính trước để khi việc xây dựng Sân Bay Long Thành chính thức được Quốc hội thông qua sẽ không rơi vào thế bị động. Đồng Nai đang tính toán gì cho sân bay Long Thành?

Thanh Mai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên