MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những cuộc siêu lạm phát nổi tiếng trong lịch sử (Phần 1)

12-08-2014 - 10:46 AM |

Một trong những thủ phạm lớn nhất đẩy các quốc gia lâm vào cảnh siêu lạm phát là chiến tranh. Chiến tranh làm cạn kiệt nguồn vốn của nền kinh tế và làm sụt giảm sản lượng đầu ra.

Trong vòng một thế kỷ qua, đã có 55 trường hợp siêu lạm phát được ghi nhận trên khắp thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do chính phủ một số quốc gia thực hiện in tiền với tốc độ chóng mặt, trong khi các quốc gia và người dân khác lại tin tưởng tuyệt đối vào khả năng thanh toán của chính phủ đó, tuy nhiên, niềm tin tuyệt đối đó đã bị đặt nhầm chỗ và những người sở hữu đồng tiền bị lạm phát bỗng một ngày nhận ra rằng mình đã trắng tay.

Thông thường, siêu lạm phát xảy ra ở những quốc gia đang phát triển, ví dụ như các nước Mỹ Latin trong cuộc khủng hoảng nợ thập niên 1980. Tuy nhiên, kể cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới như Trung Quốc, Đức, Pháp… cũng từng phải đối mặt với lạm phát phi mã.

Một trong những thủ phạm lớn nhất đẩy các quốc gia lâm vào cảnh siêu lạm phát là chiến tranh. Chiến tranh làm cạn kiệt nguồn vốn của nền kinh tế và làm sụt giảm sản lượng đầu ra. Bên cạnh đó, một lý do khác cũng không kém quan trọng chính là những chính sách tiền tệ và tài khóa sai lầm của chính phủ các nước.

Trong một báo cáo năm 2012, hai nhà kinh tế Steve Hanke và Nicholas Krus đã phân tích dữ liệu của 55 trường hợp siêu lạm phát trong lịch sử thế giới, mà dưới đây là 9 vụ việc tiêu biểu :

Hungary : Tháng 8 năm 1945 - Tháng 7 năm 1946

Hungary: August 1945 - July 1946

Tốc độ lạm phát: 207 %/ngày

Giá cả bị gấp đôi lên trong vòng : 15 giờ đồng hồ

Năm 1945, kinh tế của Hungary bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Không may, nước này lại nằm trong khu vực chiến sự, người ta ước tính khoảng 40% luồng vốn của nước này đã bị tiêu tán trong giai đoạn xảy ra đụng độ. Trước đó, nước này còn phải cung cấp rất nhiều dụng cụ, khí tài cho Đức quốc xã để phục vụ chiến tranh, nhưng nước Đức sau đó đã phủ nhận và tuyệt nhiên không hề trả tiền cho những chi phí Hungary đã bỏ ra.

Sau khi ký Hiệp định Hòa Bình với các nước đồng minh năm 1945, Hungary lại bị buộc phải trả cho Liên Bang Xoviet một số tiền chiếm tới 25-30% ngân sách, đổi lại chính sách tiền tệ của nước này sẽ được hỗ trợ và tư vấn thực hiện bởi Ủy ban kiểm soát đồng minh.

Ngân hàng trung ương Hungary đã cảnh báo rằng việc lạm dụng in tiền để trả nợ sẽ dẫn tới kết quả không tốt, tuy nhiên Liên bang Xô Viết – khi đó là anh cả của Ủy ban đồng minh- đã bác bỏ quan điểm này. Kết quả là một cuộc siêu lạm phát đã xảy ra và làm phá sản hoàn toàn tầng lớp trung lưu nước này.

Zimbabwe: Tháng 3 năm 2007 – Tháng 11 năm 2008

Zimbabwe: March 2007 - November 2008

Tỷ lệ lạm phát: 98 %/ngày

Giá cả bị gấp đôi lên trong vòng : 25 giờ

Cuộc siêu lạm phát ở Zimbabwe là hệ quả của một thời gian dài quốc gia này chứng kiến tình trạng suy giảm sản lượng sản xuất sau cuộc cải cách ruộng đất của Robert Mugabe những năm 2000-2001, theo đó đất đai bị thu hồi từ tay những điền chủ da trắng để phân chia lại cho người da đen, vốn chiếm phần đông trong dân số nước này. Trong vòng 9 năm sau đó, sản lượng của nước này sụt giảm tới 50%.

Những hoạt động cải cách xã hội chủ nghĩa và việc can thiệp vào cuộc nội chiến ở Congo khiến cho ngân sách Zimbawe nhanh chóng bị thâm hụt nặng nề. Cùng lúc đó, dân số Zimbabwe cũng sụt giảm mạnh do có nhiều người không chịu nổi cuộc sống khó khăn đã vượt biên đi tị nạn ở nước ngoài. Hai yếu tố đối lập này là nguyên nhân chính dẫn đến chi tiêu chính phủ tăng chóng mặt, trong khi thuế thu về lại cạn kiệt dần. Kết quả là chính phủ phải in thêm tiền để giải quyết vấn nạn thâm hụt ngân sách, và châm ngòi cho một cuộc lạm phát không thể kiểm soát.

Cộng hòa liên bang Yugoslavia: Tháng 4 năm 1992 –Tháng 1 năm 1994

Yugoslavia/Republika Srpska: April 1992 - January 1994

Tốc độ lạm phát : 65%/ngày

Giá cả tăng gấp đôi sau mỗi: 34 giờ

Sự xụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1990 đã khiến cho vai trò quốc tế của Yugoslavia –trước kia vốn là một quốc gia rất quan trọng về mặt địa chính trị, kết nối miền Đông và miền Tây – bị giảm sút nghiêm trọng. Kết quả là đảng cộng sản cầm quyền của quốc gia này cũng phải đối mặt với những áp lực tương tự như ở Liên bang Xô Viết. Sau cùng, Yugoslavia bị chia rẽ thành nhiều quốc gia với những sắc tộc khác nhau, và trong một thời gian dài liên miên xảy ra các cuộc xung đột của những bộ phận dân chúng muốn khẳng định quyền tự trị.

Trong thời gian đó, thương mại giữa các vùng thuộc Yugoslavia đã hoàn toàn bị gián đoạn, tiếp theo đó là sản lượng sản xuất của nền kinh tế cũng giảm mạnh. Không những vậy, quốc gia này còn phải chịu một lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, khiến cho họ không được phép xuất khẩu hàng đi các nước ngoài.

Trong một nghiên cứu năm 1998, các nhà nghiên cứu Petrovic, Bogetic, Vujiosevic đã giải thích trường hợp này như sau: Khác với các quốc gia cũng tách khỏi Liên bang Xô Viết trước đó như Serbia và Croatia, nước Cộng hòa Liên bang Yugoslavia lại giữ lại phần lớn bộ máy quản lý quan liêu cồng kềnh từ trước khi chia tách, điều này càng góp phần làm tình trạng thâm hụt ngân sách bị xấu đi.

Trong những nỗ lực nhằm cung cấp đủ tiền cho chính phủ trang trải chi phí, Ngân hàng trung ương nước này đã không kiểm soát được tốc độ in tiền và gây ra siêu lạm phát. 

Cộng hòa Liên bang Đức: Tháng 8 năm 1922 –Tháng 12 năm 1923

Weimar Germany: August 1922 - December 1923


Tốc độ lạm phát: 21%/ngày

Giá cả tăng gấp đôi sau mỗi : 3 ngày 17 giờ

Cuộc siêu lạm phát ở Cộng hòa liên bang Đức những năm 1920 là hệ quả của việc nước này bị thua trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Sau chiến tranh, Đức bị buộc phải trả một khoản tiền khá lớn cho các nước thắng cuộc, tuy nhiên lại không được sử dụng đồng tiền hiện hành của quốc gia này là đồng Papiermark để trả nợ, do đồng tiền này khi đó đã quá yếu trên thị trường quốc tế.

Để thực hiện những yêu cầu đó, Đức phải đổi một số lượng lớn đồng Papiermark để lấy những ngoại tệ khác có thể dùng để thanh toán nợ. Mùa hè năm 1921, chính phủ Đức quyết định bán đồng Mark bằng mọi giá để mua đủ số ngoại tệ cần thiết. Hệ quả tất yếu của hành động này là một cuộc lạm phát phi mã do đồng mark bị sụt giảm sức mua một cách nghiêm trọng.


Hải Hà

thuyntt

Business Insider

Trở lên trên