MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triển vọng phát triển ngành khách sạn

Đến cuối năm 2013, nguồn cung toàn thị trường khách sạn đạt 8.673 phòng, tập trung chủ yếu tại quận Hoàn Kiếm và Ba Đình.

Trong quý 1 thị trường không có dự án mới, một vài dự án tiếp tục đẩy lùi thời điểm mở cửa.

Trong 3 tháng đầu năm 2013, tổng lượt khách quốc tế đến Hà Nội đạt 425.000, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có tác động tốt đến việc cho thuê khách sạn trong điều kiện kinh tế suy thoái và khách hàng cắt giảm chi phí.


Nguồn CBRE

Nhìn chung, công suất thuê được cải thiện nhẹ so với cùng kỳ, tăng 0,65 điểm %, đạt 58%. Theo từng phân khúc, trong khi khách sạn 5-sao tăng 1,29 điểm % theo năm, đạt 61%; công suất thuê phân khúc khách sạn 4 giảm 1 điểm % theo năm, đạt 52%.


Nguồn CBRE

Công suất thuê của khách sạn 5 sao tăng chủ yếu là bởi giá thuê trung bình giảm 4,8% theo năm, đạt khoảng 103 USD/phòng/đêm. Giá thuê trung bình của cả khách sạn 4 sao và 3 sao giảm 4,16% và 0,74%. Giá thuê trung bình của khách sạn 4 sao và 3 sao đạt khoảng 62,3 và 34,47 USD/ phòng/ đêm. Điều này dẫn đến việc RevPar (doanh thu tính theo phòng) của khách sạn 3 sao tăng trong khi RevPar của khách sạn 4 sao và 5 sao giảm.

Trong năm 2013, thị trường sẽ có thêm khoảng 1.000 phòng, tăng 13,4% so với năm ngoái. Một vài khách sạn 4 sao và 5 sao như Hilton Garden Inn, InterContinental Hanoi Landmark và JW Marriott sẽ gia nhập thị trường trong năm nay.


Nguồn CBRE

Về nguồn cung, thị trường Hà Nội sẽ ít chịu biến động hơn so với các thị trường du lịch trong nước khác nhờ các hoạt động hội nghị, vui chơi, triển lãm. Theo  Hiệp hội Hàng không Quốc tế, đến năm 2014, Việt Nam dự kiến sẽ trở thành thị trường vận chuyển hành khách và hàng hóa có mức tăng trưởng nhanh thứ 3 thế giới, và có thị trường nội địa tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển của ngành khách sạn.

Tuệ Minh

ngatt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên