MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS Nguyễn Minh Phong: Cách hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc

17-07-2014 - 09:02 AM |

Tại Chỉ thị về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách 2015, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành cần tính đến các nhân tố gây căng thẳng và bất ổn khu vực...

Từ 210 triệu USD năm 2001 đến năm 2013 VN đã nhập siêu từ TQ 21,6 tỷ USD. Ngoài nguyên nhân TQ những năm gần đây đã tập trung phát triển sản phẩm trung gian để trở thành “công xưởng của thế giới”, chính sách biên mậu đối với VN cũng đang đem lại nhiều lợi thế cho họ. TQ đã khá thành công trong chính sách biên mậu với VN, những năm qua.

Trong thương mại và đầu tư,
TQ có nhiều thủ pháp xúc tiến giành lợi thế xuất khẩu như khuyến mại, ứng hàng cho thương nhân nhập khẩu, thanh toán bù trừ, hoàn đổi tiền tệ để khuyến khích thương nhân VN nhập khẩu.

Tại các diễn đàn hợp tác biên mậu,
các chuyên gia TQ từng khuyến khích sử dụng nhân dân tệ để buôn bán. Việc sử dụng nhân dân tệ với các dịch vụ đổi tiền tự phát ở biên giới dã kích thích nhập khẩu hàng hóa TQ.

Bên cạnh đó, đầu tư của TQ vào VN cũng là nguyên nhân làm tăng kim ngạch nhập khẩu. Các nhà đầu tư, nhà thầu TQ luôn khảo sát rất kĩ thị trường VN rồi bỏ thầu giá thấp, hứa hẹn thời gian hoàn thành nhanh… nhằm trúng thầu để đưa máy móc thiết bị giá rẻ, lạc hậu vào VN. Hậu quả của các dự án trên là tiến độ nhiều dự án ngừng trệ, chất lượng công trình không bảo đảm.

Ví dụ nhà máy nhiệt điện Sơn Động chậm 24 tháng, Nông Sơn chậm 20 tháng, Cao Ngạn chậm 28 tháng, Hải Phòng 1 và 2 chậm 18 tháng, Quảng Ninh 1 và 2 chậm 24 tháng… Ví dụ khác về chất lượng dự án là Nhà máy phân bón DAP Đình Vũ 1 được khởi công năm 2003, ký hợp đồng EPC năm 2005, sau 5 năm cho ra sản phẩm. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn hoạt động cầm chừng vì hệ thống dây chuyền chưa hoàn thiện…

VN đã thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa thị trường bằng việc đẩy nhanh kí kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương như TPP, FTA với EU… Chính vì vậy, DN cần có kế hoạch khai phá thị trường mới, tận dụng lợi thế của những thị trường đã được hưởng ưu đãi thuế quan nhằm tăng kinh ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu.

DN có thể chủ động kích thích sản xuất trong nước như đặt hàng, đấu thầu trong nước trước khi nhập khẩu. DN cần kiên trì thúc đẩy nhau sản xuất và tiêu thụ cho nhau những sản phẩm như vải cho dệt may, sắt thép cho xây dựng…

Cùng với đó, DN cần xây dựng cho mình một hình ảnh tin cậy trước các đối tác, đặc biệt là đối tác nước ngoài. DN cần chủ động tham gia sản xuất các mặt hàng công nghiệp phụ trợ, sản phẩm trung gian trong chuỗi giá trị. Qua đó, VN có thể giảm được nhập siêu những sản phẩm trung gian từ “công xưởng của thế giới” đó là TQ.

Trong chính sách biên mậu, chúng ta cần gia tăng việc xuất khẩu nhẩu bằng con đường chính ngạch, khuyến khích các DN kí kết các hợp đồng làm ăn lâu dài với các DN TQ. Quản lí chặt tiểu ngạch bằng cách xử lí nghiêm hàng hóa không rõ xuất xứ, hàng hóa gian lận thương mại, hàng kém chất lượng, hàng giả ngay từ cửa khẩu.

Những mặt hàng không đảm bảo chất lượng hoặc gây nguy hại đến môi trường, sức khỏe người tiêu dùng phải kiên quyết tiêu hủy hoặc buộc tái xuất. Lập hàng rào kĩ thuật hoặc đưa lên “danh sách đen” những mặt hàng cấm nhập…

>> Cách nào hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc? 

Theo TS Nguyễn Minh Phong

anhnt

Diễn đàn doanh nghiệp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên