MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thiền sư Anyen Rinpoche: “Thay vì tìm nguyên nhân để đổ lỗi, hãy thư giãn, thoải mái và tự tin vào chính mình”

18-12-2016 - 12:00 PM | Sống

Đức phật đã chỉ ra 4 con đường để thoát khỏi những cảm xúc khổ đau và thiền sư Anyen Rinpoche, một trong những người đứng đầu bộ phận Phật giáo Tây Tạng sẽ phân tích tại sao con người lại có nỗi buồn khổ. Một khi đã hiểu nguồn gốc của nỗi khổ, bạn sẽ tìm ra con đường để thoát khỏi những cảm xúc đó.

Tứ diệu đế của cảm xúc

“Hầu hết những người tìm đến Phật đều có một điểm chung, họ cảm thấy thất vọng với cuộc sống và phải chịu đựng một nỗi bất hạnh mà không thể tìm được cách thoát ra. Đó là bởi vì họ thường nhầm lẫn về nguyên nhân và nguồn gốc của nỗi bất hạnh”, thiền sư Anyen Rinpoche chia sẻ.

Chẳng hạn như, bạn nghĩ rằng sự bất hạnh bắt nguồn từ việc phải đối mặt với nhiều tình huống không mong muốn dù đã tìm mọi cách để nó trở nên tốt đẹp hơn. Bạn cảm thấy đau khổ vì không thể kiểm soát được mọi việc trong cuộc sống theo chiều hướng tích cực, ngay cả khi đã chuẩn bị tâm lý nhưng vẫn gặp nhiều đau đớn, bất hạnh.

Phật giáo gọi đây là một trong “Tứ diệu đế”: sự thật của khổ đau. Tôi đã gặp một số Phật tử muốn tránh trò chuyện về sự thật của khổ đau. Họ nói rằng nó sẽ không khuyến khích con người tin theo Phật. Họ muốn tìm cách nâng cao tinh thần hơn là đào sâu vào nỗi đau.

Có những người phải chịu vô số nỗi đau mỗi ngày từ thể chất đến tinh thần và tình cảm. Kể cả khi họ cảm thấy hạnh phúc vì một điều gì đó nhưng nó cũng không kéo dài được bao lâu. Những cảm xúc lẫn lộn khiến họ đau buồn, giận giữ, ghen tuông hoặc oán giận. Cảm xúc từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác mang theo cả những tâm trạng khiến người ta cảm thấy đau đớn càng nhiều, bất hạnh càng sâu.

Họ không thể kiểm soát được cảm xúc và bị cảm xúc kiểm soát. Họ khao khát được gần gũi, khao khát có mối quan hệ thân mật với người khác nhưng những cảm xúc quá mạnh mẽ khiến họ không thể mở ra cánh cửa cho người khác. Bởi vì họ chỉ tập trung vào cách mà họ cảm nhận và trở nên phòng thủ với chính bản thân. Họ sợ hãi sẽ làm người khác bị tổn thương hoặc sợ bị lợi dụng. Cảm giác tự bảo vệ sẽ khiến chu kì cảm xúc diễn ra mạnh mẽ hơn gây ra hỗn loạn, tổn thương trong tâm trí.

Phật giáo gọi những cảm xúc mạnh mẽ đó là giận dữ, ghen tuông và kiêu ngạo. Chúng khiến con người không cảm thấy hạnh phúc và còn ngăn cản sự kết nối với người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh. Nhưng bởi chúng ta là con người vì thế đau khổ là điều không thể tránh khỏi.

Khi bạn nhìn sâu vào cảm xúc thật bên trong, bạn thường đổ lỗi sự bất hạnh là do tác động từ bên ngoài. Ví dụ như, bạn bực bội vì nói chuyện với người mà mình không thích, hay đã làm điều gì sai trái hoặc oán giận vì nhu cầu cá nhân không được đáp ứng.

Đó là lý do tại sao cần phải dành thời gian để tìm ra nguồn gốc của những cảm xúc đó. Khi bạn đau khổ và không biết làm thế nào để đối phó những phản ứng, cảm xúc. Bạn thường đổ lỗi cho người khác vì những bất hạnh của mình. Nhưng điều đó cũng chẳng giúp tâm trí bạn được hạnh phúc hơn mà đau khổ lại càng nhiều hơn. Đừng đỗ lỗi cho người khác bởi vì đây là cảm xúc riêng của mỗi người. Bạn phải tìm ra nguồn gốc của nỗi khổ đau, đó là chân lý cao quý thứ hai.

Nếu không tìm ra được nguồn gốc của khổ đau cũng giống như đang chìm trong biển lửa mà không thể nào thoát ra được. Tuy nhiên, mọi sự đau khổ đều sẽ được giải thoát nếu bạn lựa chọn vứt bỏ những cảm xúc đó và thư giãn. Đây cũng là chân lý cao quý thứ ba trong phật giáo: sự thật của sự chấm rứt. Nếu chấp nhận sự thật rằng chính những cảm xúc đó là nguyên nhân của khổ đau, bạn sẽ có được động lực để thực hành Phật pháp một cách chân thực và nhiệt tình. Nếu bạn thực sự muốn chấm rứt mọi sự khổ đau thì chắc chắn những thay đổi tích cực sẽ đến, hãy chia sẻ những tích cực đó với những người xung quanh.

Từ thời còn là một cậu bé, tôi luôn được dạy dỗ phải quan tâm đến cảm xúc của người khác. Điểu quan trọng nhất không phải là cảm nhận riêng của mỗi người mà là cảm nhận chung của mọi người. Khi bạn biết quan tâm đến cảm xúc của nhiều người, bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu bạn muốn rút lui khỏi cộng đồng, bó buộc bản thân một mình để có không gian hoặc không muốn bị ảnh hưởng bởi những người khác, bạn sẽ cảm thấy bị cô lập và cô đơn.

Bạn nghĩ rằng chú ý đến cảm xúc của bản thân chính là bảo vệ chính mình và điều đó sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn? Nhưng sự thật lại ngược lại hoàn toàn, nó chỉ khiến sự khổ đau nhiều hơn. Chấm rứt những cảm giác khổ đau và thư giãn, bạn sẽ thành thực với cảm xúc của mình hơn, không còn quá phòng thủ mà cảm thấy hạnh phúc hơn.

Làm thế nào để thay đổi quan hệ với những cảm xúc khó khăn?

Muốn thoát khỏi mối quan hệ ràng buộc với những cảm xúc khó khăn, bạn có thể học hỏi kỹ năng rèn luyện tâm trí. Chẳng hạn như, làm việc chăm chỉ hơn để phát triển chính niệm với phản ứng cảm xúc. Không hẳn là phải đồng cảm với cảm xúc mà chỉ cần cố gắng để thay đổi tâm trạng, cảm xúc theo chiều hướng tích cực hơn.

Bằng cách rèn luyện bản thân thoải mái và bình tĩnh trong mọi tình huống kể cả khi bạn đang hạnh phúc khoảnh khắc này nhưng lại rơi vào sợ hãi, kích động ngay lập tức. Có thể cải thiện tâm trạng thoải mái và bình tĩnh bằng cách chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống, ngồi dưới ánh mặt trời dịu nhẹ, ngồi trên đệm trong một căn phòng yên tĩnh không có ai xung quanh… Thay vì tìm nguyên nhân để đổ lỗi, hãy thư giãn, thoải mái và tự tin vào chính mình. Bạn sẽ tìm thấy sự tự do, hạnh phúc mà mình mong muốn.

Nguyễn Nguyễn

Lionsroar

Trở lên trên