MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin rút lời tăng viện phí

25-02-2014 - 17:20 PM | Xã hội

Liên hệ với các bệnh viện nằm trong tuyến TW về việc chỉ đạo tăng viện phí, thời gian sắp tới, các lãnh đạo bệnh viện đều cho biết chưa nhận được công văn nào cụ thể.

Trao đổi với chúng tôi, ngày 25/2, ông Nguyễn Minh Thảo - Phó giám đốc Quỹ BHXH Việt Nam đã lên tiếng trước sự việc ông Lê Văn Phúc, Phó Ban thực hiện chính sách BHYT, cho biết viện phí sẽ xây dựng tăng theo hướng chi phí phụ cấp thường trực của nhân viên y tế được tính vào giá ngày, giường điều trị nội trú; phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào giá của từng phẫu thuật, thủ thuật.

Ông cho hay: "Việc điều chỉnh viện phí như thế nào là do chính phủ quyết định, của liên bộ tài chính, y tế, bênBHXH không dính dáng gì. Tất cả những thông tin trước hoàn toàn là không đúng".

Bên cạnh đó, ông cho hay: "Hiện nay bên tôi chưa có động thái nào ngoài cố gắng tổ chức thực hiện thật tốtnghị quyết 04. Chưa có chuyện tăng viện phí, bù lương cho cán bộ, chưa có văn bản gì. Tôi khẳng định như vậy và chúng tôi đã kiểm điểm người đưa ra thông tin không chính xác này".

Trước đó, ngày 24/2, ông Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu TW cho biết: "Chúng tôi chưa nhận được chỉ đạo cụ thể nào từ phía cơ quan quản lý".

Cùng đó, ông Hà Văn Quyết - Phó giámđốc Bệnh viện ViệtĐứccho rằng: "Bệnhviện chúng tôi cũng chưa nhậnđượccông văn chỉđạo từ Bộ y tế về việc tăng viện phí năm 2014".

Còn nếu người dân nói tăng viện phí là thêm gánh nặng thì theo ông Quyết nó còn tùy vào nhiều yếu tố, vì dĩ nhiên chúng tôi sẽ thu của người thu, miễn của người miễn.

Trước đó, ngày 21/2, TS Vũ Bá Quyết - Giám đốc Bệnh viện phụ sản TW nhấn mạnh: "Tôi khẳng định không có công văn nào của Bộ y tế thông báo về việc tăng giá viện phí cho đến thời điểm này, chưa có chủ trương tham mưu".

Bên cạnh đó, theo ông Quyết thì ông chắc chắn là không tăng giá viện phí đến 20%. Bởi vì, hàng tháng giữa Bộ và các bệnh viện đều có cuộc họp, cho đến nay, tất cả các bệnh viện vẫn đang tính toán lộ trình tăng viện phí chỉ tính đúng tính đủ, năm nay chưa có kế hoạch tăng.

Không những vậy, ông chỉ ra thực trạng, nếu như người dân đi mua BHYT 100% thì đi khám chữa bệnh không mất tiền gì cả. Cơ quan bảo hiểm sẽ trả hoàn toàn số tiền đó.

Ông quả quyết: "Không có chủ trương tăng lương, không có tăng viện phí để bù lương, nhưng có lộ trình tăng viện phí theo từng năm, được Bộ Y tế thông qua, nên những ai mua BHYT sẽ rất có lợi".

Trong khi đó, ngày 15/2, ông Lê Văn Phúc, Phó Ban thực hiện chính sách BHYT dự kiến, phần chi phí sẽ tăng thêm này là khoảng 1.400 tỉ đồng, gần bằng 1/3 phần chi phí tăng thêm cả năm 2013 do viện phí tăng. Theo ước tính, viện phí sẽ tăng tiếp ở một số dịch vụ với mức tăng trung bình 20%.

Ông Phúc cho rằng, qua kiểm tra nhiều địa phương hiện tượng quá tải, thiếu giường bệnh sau 3 tháng điều chỉnh viện phí vẫn diễn ra.

Ở nhiều tỉnh, BHXH còn ghi nhận tình trạng cơ cấu viện phí đã chi cho các trang thiết bị như khẩu trang, găng tay, mũ y tế, thuốc sát trùng để rửa tay... nhưng bác sĩ không sử dụng.

“Điều này không chỉ ảnh hưởng tới nguồn quỹ mà khiến người bệnh thiệt hại vì phải đồng chi trả từ 5%-20% chi phí khám chữa bệnh. Đó là chưa kể khoản tiền chênh lệch người bệnh phải trả thêm do BV dùng máy từ nguồn xã hội hóa” - ông Phúc nói.

Mặt khác, ngày 13/10/2013, theo dự kiến của Bộ Y tế, lộ trình năm 2014 sẽ tiếp tục tăng viện phí tại khu vực điều trị. Thu viện phí theo hướng đủ 7/7 yếu tố cấu thành, trong đó có tiền lương, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật...

Trước đó, liên Bộ Y tế - Tài chính đã có dự thảo về khung viện phí tối đa tính đủ 7 yếu tố cấu thành dịch vụ y tế. Trong khi viện phí hiện hành (có 407 dịch vụ mới tăng giá giữa năm 2012) mới tính 3/7 yếu tố.

Theo đó sẽ điều chỉnh giá viện phí đối với nhóm bệnh viện công lập tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển; cơ sở xã hội hóa và khu vực khám chữa bệnh theo yêu cầu.

Viện phí tăng chất lượng chưa tăng

Viện phí tăng chất lượng chưa tăng

Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, tăng viện phí là điều kiện tốt để nâng cao quyền lợi của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế.

"Tăng viện phí sẽ là cơ hội tốt cho cả người bệnh và cơ sở y tế. Cơ sở y tế có điều kiện cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm máy móc trang thiết bị, triển khai kỹ thuật hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Yêu cầu của Bộ Y tế là song song với việc điều chỉnh giá viện phí, các cơ sở phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh", thứ trưởng Tuấn nói.

Lần này không khác những lần trước. Trải qua hơn nửa năm thực hiện giá viện phí mới, tại một số bệnh viện tuyến TƯ, bệnh nhân vẫn trong cảnh tiền đã đóng thêm mà chất lượng chưa thay đổi.

Bắt đầu từ ngày 1/8/2012, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã áp dụng giá viện phí mới, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương đã triển khai đầu tiên.

Khi tăng viện phí, Bộ Y tế đã hứa, sẽ khiến cho người bệnh được thụ hưởng dịch vụ y tế với chất lượng tốt hơn (do bệnh viện có kinh phí để phục vụ), nhất là với đối tượng có bảo hiểm xã hội.

Thế nhưng, ngày 14/1/2013, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế có buổi làm việc tại BV Ung Bướu TP HCM. Tại đây bà đã tận mắt chứng kiến cảnh ngộ bệnh nhân chui từ gầm giường chào Bộ trưởng.

Theo Thái Linh

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên