MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chủ tịch tỉnh Bình Dương: “Thông tin chính thức đến báo chí" vụ đại gia tố cáo

31-10-2013 - 11:07 AM | Xã hội

Chiều 30/10, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Thanh Cung nói tỉnh sẽ có văn bản chính thức thông tin đến các cơ quan báo chí về việc ông Huỳnh uy Dũng tố cáo Chủ tịch tỉnh lên Thủ tướng, trong vài ngày tới.

Trước đó, trong một cuộc trao đổi dài hơn 10 phút với chúng tôi qua điện thoại sáng 23/10, Ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch tỉnh Bình Dương nói rất nhiều vấn đề.

"Việc phê duyệt đó là thẩm quyền của tỉnh, chủ trương của tỉnh, làm theo Luật, theo quy định chứ không vì một doanh nghiệp cá nhân nào, không khác được”,ông Lê Thanh Cung khẳng định.

Chúng tôi đã trao đổi, phỏng vấn khá nhiều DN kinh doanh hạ tầng công nghiệp, DN kinh doanh BĐS

tại TP.HCM, và các thành viên, kể cả lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA). Từ đây được biếttrước đây,Chính phủ, Bộ Xây dựng không có chủ trương cho phép DN xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN, KCX. Khi đầu tư hạ tầng KCN, DN chỉ cần lập “Quy hoạch tổng thể 1/2000” trình để cơ quan quản lý phê duyệt. Chứ không bắt buộc lập quy hoạch chi tiết 1/500.

Việc quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ do Ban quản lý KCN xem xét. Chính vì điều này, khi DN muốn xây dựng nhà ở cho công nhân, buộc phải tách ra thành một dự án riêng để lập quy hoạch chi tiết 1/500, bởi lẽ đã là dự án nhà ở thì bắt buộc phải có quy hoạch chi tiết 1/500.

Điều này có gây những khó khăn trở ngại cho DN muốn chăm lo cho đời sống, chỗ ở cho công nhân. Chính vì đó, lần đầu tiên tại TP.HCM có một bước đột phá là có 2 DN Nhật Bản xây nhà ở cho công nhân trong KCN nơi họ đặt nhà máy. Tuy nhiên, do Chính phủ, Bộ chưa có chủ trương này nên khoản chi phí xây dựng này đã không được tính vào chi phí doanh nghiệp mà lại tính vào lợi nhuận. Có nghĩa, 2 DN không những không được tính khoản đầu tư này vào chi phí DN, mà còn bị đánh 25% thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chính từ điều này, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các nhà kinh doanh BĐS và kinh doanh KCN, KCX, Khu kinh tế ở thành phố này đã có xu hướng ủng hộ việc xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN. Tại các cuộc hội thảo, hội nghị, các cuộc gặp gỡ…, các nhà quản lý, các DN ở TP.HCM liên tục đưa ra các ý kiến đề xuất với Chính phủ, với các Bộ như Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội…

Và quá trình hợp tác trao đổi, kiến nghị miệt mài đó đã có kết quả. Chính phủ ban hành quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký.

Trong quyết định này, không những Chính phủ cho phép DN đầu tư hạ tầng KCN được phép xây dựng nhà ở cho công nhân trong KCN, mà còn nêu rất chi tiết về các quyền lợi mà đơn vị đầu tư được hưởng, như ưu tiên quỹ đất, miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miến thuế GTGT, thuế TNDN, chi phí xây dựng được tính vào chi phí DN, được hỗ trợ tín dụng và ưu đãi lãi suất... 

Và tại điều 3 quyết định này còn quy định cho phép DN xây nhà ở thương mại:Khi phê duyệt quy hoạch khu nhà ở công nhân,Ủy ban nhân dân cấtỉnh xem xét, cho phép sử dụng một phần quỹ đất này để xây dựng nhàở thương mại, tạo nguồn bù đắp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu nhàở công nhân”.

Theo Đặng Vỹ

cucpth

Infornet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên