MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Còn thiếu chế tài cụ thể trong Luật tiếp công dân

07-10-2014 - 14:00 PM | Xã hội

Mặc dù Luật tiếp công dân đã có hiệu lực từ đầu năm nay, nhưng chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo còn quá xa so với mong đợi của người dân.

Theo thống kê của Thanh tra Chính phủ, trong 6 năm qua, các cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp gần 1.600.000 lượt công dân khiếu nại, tố cáo khoảng 600.000 vụ việc. Qua xử lý cho thấy, hơn 40% vụ việc khiếu nại, tố cáo là đúng và có đúng có sai. Trong đó, sai sót trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chủ yếu liên quan đến cấp quận, huyện.

Tình trạng khiếu nại, tố cáo tuy giảm nhưng số vụ khiếu kiện đông người, phức tạp lại tăng, trong đó có hơn 70% vụ việc liên quan đến đất đai. Luật tiếp công dân cũng đã có hiệu lực từ đầu năm nay, nhưng chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo còn quá xa so với mong đợi của người dân.

Để hạn chế tình trạng này, mới đây, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35 về nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Theo Viện Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị là tổng hợp và phát triển Thông báo 130 và Chỉ thị 09 của Bộ Chính trị về công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, chế tài về trách nhiệm chưa thực sự rõ ràng. Đây chính là nguyên nhân khiến công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo có kết quả chưa như mong muốn.

Từ vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến quá trình thu hồi đất tại phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, chương trình Tiêu điểm tuần này sẽ làm rõ vì sao Chính phủ rất nỗ lực trong chỉ đạo thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, nhưng không đi đôi với tăng hiệu quả giải quyết.


>>>Bộ trưởng phải tiếp dân ít nhất 1 ngày/tháng

Theo Nguyễn Sơn - Quang Hạnh

cucpth

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên