MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đa cấp ở Việt Nam vẫn chưa là gì so với Mỹ: Cứ 13 người trưởng thành có 1 người làm đa cấp

09-03-2016 - 14:04 PM | Xã hội

Thống kê cho thấy, hiện tại có khoảng 20 triệu người Mỹ đang tham gia kinh doanh đa cấp.

Mô hình kinh doanh đa cấp mới bùng phát tại Việt Nam vài năm trở lại đây nhưng thực tế không hề mới trên thế giới. Thậm chí, rất nhiều công ty đa cấp nổi tiếng như Herbalife, Amway còn có tuổi đời tới hàng chục, hàng trăm năm.

Tờ The Economist thậm chí còn gọi đa cấp là một lĩnh vực kinh doanh khổng lồ. Tờ báo này trích dẫn số liệu của Direct Selling Association nói rằng trong năm 2011, bán hàng trực tiếp (phần lớn nhờ mô hình đa cấp) thông qua 16 triệu nhà phân phối, tạo ra doanh số bán hàng ở mức gần 30 tỷ USD riêng ở Mỹ.

Trên thế giới, tổng cộng có 92 triệu nhà phân phối, tạo ra doanh số 154 tỷ USD.

Đa cấp tồn tại bằng cách nào?

Herbalife, Avon và Amway đều là những công ty hoạt động theo mô hình đa cấp nổi tiếng thế giới. Mô hình này là tập hợp của rất nhiều cá nhân bán hàng, những người này sau đó tiếp tục tuyển dụng những người cấp dưới hơn trong hệ thống và sau đó hưởng một phần hoa hồng nếu cấp dưới bán được sản phẩm hoặc tiếp tục tìm ra được người cấp thấp hơn nữa.

Nếu như những doanh nghiệp tồn tại phụ thuộc vào doanh số bán những sản phẩm thực tế thì đa cấp lại dựa vào mức phí gia nhập mạng lưới của những người mới. (Thông thường những người muốn tham gia mạng lưới ban đầu sẽ phải bỏ tiền mua một bộ sản phẩm của hãng).

Cứ 1 trong 13 người Mỹ trưởng thành tham gia đa cấp

Ackman – nhà sáng lập của quỹ đầu tư Pershing Square Capital khẳng định rằng ông chưa bao giờ cảm thấy tự tin trong việc chọn lựa cổ phiếu của những công ty đa cấp. “Theo tôi, cổ phiếu của những công ty này sẽ sớm về 0”.

Ông nói rằng Herbalife hay Amway và những công ty đa cấp nói chung đều gieo rắc niềm tin mù quáng rằng kiếm tiền thật sự rất dễ dàng nhưng thực tế không phải vậy. Dữ liệu từ tờ Economist cho thấy tại Mỹ, doanh số bán hàng trực tiếp (chủ yếu thông qua mô hình đa cấp) đạt 34 tỷ USD trong năm 2015, tăng 16% so với năm 2014.

Tuy nhiên, trong số những người tham gia hệ thống này (khoảng 18 triệu người trong năm 2014 – tức là cứ 1 trong 13 người Mỹ trưởng thành tham gia đa cấp) thì chỉ 12% trong số đó kiếm được 25.000 USD trong năm 2014 và 62% kiếm được ít hơn 6.000 USD, chưa kể đến các chi phí phải bỏ ra khi tham gia mạng lưới, bao gồm cả việc phải mua sản phẩm của chính công ty đa cấp.

Những con số này cho thấy đây rõ ràng không phải cách làm giàu nhanh chóng như lời quảng cáo của các công ty đa cấp. Tiền chỉ chuyển từ người ở cấp dưới cho những người ở cấp cao hơn trong mạng lưới mà thôi.

Không bền vững

Vì lợi nhuận chủ yếu dựa vào phí tuyển dụng các thành viên mới gia nhập hệ thống nên phương thức kinh doanh của các công ty đa cấp không phụ thuộc vào việc xác định nhu cầu của khách hàng. Chính điều này đã khiến đa cấp trở thành mô hình kinh doanh không bền vững.

Thực tế những người sau này không còn tham gia mạng lưới đa cấp thường sẽ không bao giờ quay lại mua sản phẩm của công ty nữa. Trong khi đó, các hệ thống bán lẻ thông thường vẫn có lượng khách ổn định và họ lặp lại thói quen mua sắm này hàng ngày.

Ngoài ra giá sản phẩm của các công ty đa cấp đều cao hơn gấp nhiều lần so với giá ở các chuỗi bán lẻ thông đường.

Hiện tại các công ty như Amway và Herbelife đều đang phụ thuộc phần lớn vào việc phát triển bằng cách tấn công vào những thị trường hoàn toàn mới và thiếu hiểu biết về mô hình này.

Báo cáo mới nhất cho thấy doanh số bán hàng của Amway trong năm 2015 đã giảm 12% xuống còn 9,5 tỷ USD. Trong khi đó, thời kỳ đỉnh điểm, họ đạt con số 12 tỷ USD.

Theo Vân Đàm

Trí thức trẻ/CafeBiz

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên