MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Điện hạt nhân Việt Nam: Công nghệ chờ vốn đầu tư!

28-02-2014 - 10:39 AM | Xã hội

Nhà máy ĐHN của VN chưa đi đến kết luận cuối chọn công nghệ, do vậy ký hiệp định Việt - Mỹ về hạt nhân dân sự có ý nghĩa quan trọng.

“Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp cận công nghệ nguồn và sau này là nhiên liệu hạt nhân… sẽ không bị hạn chế nào nữa”, TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam đã chia sẻ như vậy với Đất Việt.

PV: - Thưa Tiến sỹ, Việt Nam và Mỹ vừa có ký kết Hiệp định hợp tác về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào? Theo ông đây có phải là lựa chọn tốt nhất không? Vì sao?

TS Nguyễn Nhị Điền: - Tôi cho rằng đây là một cơ hội tốt, thể hiện ở nhiều mặt. Trước hết thể hiện Việt Nam cam kết về sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Việc cam kết này được thể hiện thông qua việc vận chuyển các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng của lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt về Nga và mấy lần Chủ tịch nước Việt Nam đi dự hội nghị về an toàn hạt nhân ở Mỹ, Hàn Quốc họ đều thấy Việt Nam khẳng định mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình. Vì thế việc ký kết lần này là một bước tiến trong quan hệ với Mỹ về năng lượng hạt nhân.

Đây sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp cận công nghệ nguồn và sau này là nhiên liệu hạt nhân… sẽ không bị hạn chế nào nữa.

PV: - Hiện việc lựa chọn công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam vẫn chưa đi đến hồi kết. Nếu cho rằng Mỹ là quốc gia sở hữu công nghệ hạt nhân hiện đại vậy liệu đây có phải là cơ hội để chúng ta cân nhắc việc lựa chọn công nghệ không, thưa ông?

TS Nguyễn Nhị Điền: - Việc lựa chọn công nghệ cho nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam đúng là chưa đi đến kết luận cuối cùng.

Hiện nay Nhật Bản cũng đưa ra phương án công nghệ AP1000. Đây chính là thiết kế của Mỹ rồi. Việc ký kết này có thể sẽ giúp Việt Nam vững tin hơn nếu sau này quyết lựa chọn công nghệ AP1000 trong số nhiều công nghệ khác đang được giới thiệu. Cụ thể sẽ không có gì trở ngại về mặt chuyển giao công nghệ về sau.

Việc ký kết sẽ giúp Việt Nam có thể mua được nhiên liệu cũng như nhiều công nghệ liên quan đến điện hạt nhân của Mỹ.

PV: - Hiện các nước đang làm điện hạt nhân công nghệ nào tốt nhất và an toàn nhất?Việc Việt Nam lùi thời điểm xây dựng nhà máy điện nguyên tử có phải là cơ hội để Việt Nam có những lựa chọn tối ưu hơn không, thưa ông?

TS Nguyễn Nhị Điền: - Mỗi công nghệ đều có những ưu việt mà không ai có thể khẳng định 100% an toàn tuyệt đối. Mỗi công nghệ đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

Ví dụ công nghệ của Nga, công nghệ AP 1000 của Mỹ cũng hay như công nghệ lò phản ứng nước áp lực PWRđều được đánh giá cao.

Tuy nhiên cả công nghệ của Nga, Mỹ, Nhật Bản đều đã có sự cố. Tiêng Pháp là nước vận hành công nghệ hạt nhân rất nhiều nhưng chưa hề xảy ra sự cố nào. Và mới đây nổi lên là công nghệ của Hàn Quốc. Cho nên khó có thể đánh giá công nghệ nào tốt nhất.

Do vậy, việc lựa chọn công nghệ cho Việt Nam chỉ có thể chọn theo xu thế an toàn, tiên tiến nhưng cũng phải phụ thuộc vào bên nào sẵn sàng thỏa thuận cho vay thì mới có thể thu xếp được vốn đầu tư.

Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!

Theo Bích Ngọc

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên