MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lũ nhấn chìm Nam Trung bộ, nhiều người mất tích

16-11-2013 - 15:02 PM | Xã hội

Mưa lớn, nước lũ các sông lên cao, nhiều địa phương ở Nam Trung bộ ngập chìm trong nước...Nước lũ đã chia cắt nhiều đoạn trên Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.Hàng trăm phương tiện bị ách tắc, xếp thành hàng dài.

Quảng Ngãi: Nhiều điểm bị chia cắt

Tại huyện miền núi Sơn Hà, mực nước sông Re đã dâng cao ngập nhiều nơi trong tỉnh. Người dân cho biết, mực nước lũ năm nay bằng trận lũ lịch sử năm 1986, khu vực đầu Hàng Gòn (thị trấn Di Lăng) nước ngập sâu tới hơn 2m.

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập
Quốc lộ 1 tại Quảng Ngãi bị chia cắt khiến hàng trăm phương tiện giao thông ùn tắc sáng 16/11. (Ảnh: baoquangngai.vn)

Theo báo Quảng Ngãi, đây là lần đầu tiên kể từ trận lũ lịch sử năm 1999, mực nước lũ trên sông Trà Khúc đã vượt qua đê bao sông Trà. Ngay trong đêm 15.11, lực lượng chức năng như công an, quân đội, cảnh sát cơ động đã được huy động chốt chặn tại các điểm của tuyến đê bao để cảnh báo người dân và phương tiện không được ra khu vực đê bao sông Trà Khúc.

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập
Nước ngập nhiều đoạn trên Quốc lộ 1. (Ảnh: baoquangngai.vn)

Theo ông Hà Hoàng Việt Phương- Phó Giám đốc Sở GTVT, hiện nước lũ đã dâng ngập đường ở nhiều nơi, có đoạn sâu 1,15 mét. Cụ thể là: KCN Tịnh Phong, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), thị trấn Sông Vệ, đoạn qua xã Phổ Văn, chợ Trà Câu huyện Đức Phổ... Quốc lộ 24 cũng bị ngập lụt nghiêm trọng.

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập
Nhà dân dọc Quốc lộ 1 qua Quảng Ngãi bị nước lũ tràn vào và dâng cao rất nhanh. (Ảnh: baoquangngai.vn)

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập


Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập
Nhiều xã bị nước lũ cô lập

Toàn huyện chỉ có 3/14 xã, thị trấn là không bị chia cắt, trên 20 điểm dân cư với gần 10 nghìn hộ dân đang đối mặt với nguy cơ bị cô lập. Cầu treo Sơn Thủy bị đứt néo đổ sập ở phía Tà Bần.

Còn tại huyện Nghĩa Hành, toàn bộ 11/12 xã của huyện này đã bị nước chia cắt, cô lập hoàn toàn. Hiện có 6.500 nhà bị ngập nước từ 05-1.5 mét, có nơi 2 mét.

Đến 17 giờ ngày 15/11, toàn huyện đã di dời, sơ tán 2.000 hộ/6.133 hộ dân ở các vùng xung yếu, đặc biệt là ven sông Vệ và sông Phước Giang

Lũ lụt cũng đã khiến một người chết. Đó là em Vương Thị Thu Thảo (SN 2003, ở thôn Kỳ Thọ Nam 1), học sinh trường tiểu học xã Hành Đức bị nước cuốn khi đang trên đường đến trường.

Trên địa bàn huyện Ba Tơ, các xã dọc QL 24A đoạn qua xã Ba Động thuộc km 20 đến 15 đều bị ngập sâu. Cầu Hóc Kè đi Hành Tín Đông bị ngập nặng gây chia cắt hoàn toàn, người và phương tiện không thể qua lại…

Huyện Tư Nghĩa và Mộ Đức nước lũ bất ngờ lên nhanh đã nhấn chìm hàng ngàn ngôi nhà dọc ven sông Vệ làm nhiều xã bị cô lập.

Bình Định:2 người bị nước lũ cuốn trôi, mất tích

Mưa lớn kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về như thác gây ngập úng trên diện rộng tại nhiều huyện Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Tuy Phước, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Tây Sơn và thị xã An Nhơn.

Tại huyện Vân Canh, tính đến 18 giờ ngày 15/11, nhiều khu vực dân cư với khoảng trên 1.000 hộ dân nằm dọc ven sông Hà Thanh như An Long 1, An Long 2, Bình Long, Tăng Lợi (xã Canh Vinh); Suối Mây, Đắc Đâm (thị trấn Vân Canh) vẫn bị nước lũ chia cắt, cô lập.

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập
Mưa lớn kết hợp nước từ thượng nguồn đổ về như thác gây ngập úng trên diện rộng tại Bình Định

Mưa lũ cũng gây ngập úng trạm biến áp Bình Long, xã Canh Vinh (Vân Canh) khiến toàn bộ hệ thống điện sinh hoạt, thắp sáng trên địa bàn huyện bị mất hoàn toàn.

Riêng cầu tạm Mô La (xã Canh Vinh) cũng bị nước lũ gây sạt lở. Tuyến giao thông huyết mạch trên tỉnh lộ 638 từ thị trấn Diêu Trì – Vân Canh bị tê liệt.

Mưa lũ cũng làm 1 người bị cuốn trôi, mất tích. Nạn nhân được xác định là anh Phạm Cao Điều (SN 1985, trú xóm 1, thôn An Long 1, xã Canh Vinh (Vân Canh).

Trước đó, vào khoảng 11 giờ 30 phút ngày 14/11, khi đang trên đường về nhà anh Điều bị nước lũ cuốn trôi. Đến 16 giờ chiều 15/11, thi thể anh Điều vẫn chưa được tìm thấy.

Tại huyện Tuy Phước, nhiều khu dân cư ở xóm 2, xóm 3 và xóm 4, thôn Cảnh An 1, xã Phước Thành và thị trấn Diêu Trì (Tuy Phước) cũng ngập chìm trong biển nước.

Còn tại huyện Hoài Nhơn, nước dâng nhanh khiến cho hàng loạt tuyến đường liên thôn, xã tại địa bàn Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Hương, Hoài Hải… bị ngập từ 0,3-0,5m.

Tại huyện Hoài Ân, sáng 15/11, em Trần Thế Giảng (17 tuổi, thôn Nghĩa Điền, xã Ân Nghĩa) khi bơi qua sông Kim Sơn bị nước lũ cuốn trôi, mất tích.

Cố đô Huế chìm trong biển nước

Tại thành phố Huế, mưa lớn trên diện rộng kết hợp ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới những ngày qua đã biến nhiều tuyến đường thành sông.

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập

Lũ, Nam Trung bộ, mất tích, cô lập
Tại thành phố Huế, nhiều tuyến đường đã thành sông.

Cụ thể, trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Phan Đình Phùng, Đống Đa, Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Nguyễn Khuyến ngập sâu cao 0,5-0,7m, có nơi cao đến 1m.

Tuyến quốc lộ 1A qua địa bàn thành phố Huế có nhiều điểm ngập úng gây ách tắc giao thông nhiều giờ liền. Nhiều xe máy, ô tô bị chết máy phải dắt bộ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên bởi vì lượng mưa quá lớn đổ về, trong khi hệ thống thoát nước ở đây hoạt động không hiệu quả, nhiều nơi không có hệ thống thoát nước.

Bên cạnh đó, do ngập nặng, giao thông nhiều tuyến đường trở nên hỗn loạn. Nhât là tuyến đường Nguyễn Huệ - Nguyễn Khuyến; Hà Nội - Hùng Vương…ách tắc giao thông nhiều giờ trên tuyến Hà Nội – đầu cầu Phú Xuân đến trung tâm văn hóa thông tin tỉnh.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, trận mưa lớn kéo dài từ 4h sáng đến 18h chiều 15/11, với lượng mưa đo được từ 200-300mm khiến hàng chục tuyến đường trên địa bàn TP. Huế đã biến thành sông.

Trong khi đó, các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Bến Nghé, Đống Đa cùng nhiều tuyến đường tại các phường: Phú Hòa, Phú Cát, Thuận Thành, Thuận Lộc… cũng bị ngập từ 0,5 - 0,1m. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có những động thái khẩn cấp phòng chống lũ.

Ngay trong chiều 15/11, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) tỉnh đã yêu cầu Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các huyện, thị xã và thành phố Huế; các cơ quan, đoàn thể trong tỉnh triển khai các phương án ứng phó với diễn biến xấu của thời tiết.

Chủ động cho học sinh nghỉ học ngay từ chiều 15/11. Nếu tình hình xấu nhất phải sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất miền núi, khu vực nguy hiểm ven cửa sông, đầm phá… đến nơi an toàn.

Theo Minh Bảo - Trọng Nguyễn - Uyên Phương

cucpth

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên