MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lùm xùm số phận cầu Long Biên: Trăm dâu đổ đầu…Hà Nội?

27-02-2014 - 09:54 AM | Xã hội

Sức ép dư luận có làm lãnh đạo Hà Nội thay đổi tư duy khi mà điều làm họ đau đầu nhất không phải là bảo vệ di sản mà là vấn đề giải phóng mặt bằng?

Trong một động thái mới đây, Bộ GTVT vừa có công văn số 1787 gửi TP Hà Nội. Công văn này kiến nghị Hà Nội thực hiện các phương án đã nêu trong Văn bản số 10469/BGTVT-KHĐT gửi Thủ tướng Chính Phủ ngày 02/10/2013.

Công văn này có 2 thông tin chính: Một đáng mừng và một đáng lo.

Chưa kịp mừng đã lo?

Tin mừng là trái với 3 phương án “xuyên tim” cầu Long Biên đưa ra mới đây theo “đề bài” của Hà Nội, Bộ GTVT kiến nghị “tiếp tục thực hiện bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên đúng như cũ” thành một dự án độc lập. Đây là nội dung trong Công văn số 10469/BGTVT-KHĐT gửi Thủ tướng Chính phủ về "Hướng tuyến đường sắt vượt sông Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị TP Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I".

Tin đáng lo là Bộ GTVT kiến nghị lựa chọn phương án xây cầu mới cho đường sắt đi qua có vị trí cách 30m về phía thượng lưu cầu Long Biên.

Theo kết quả nghiên cứu năm 2009 của đoàn công tác JICA (Cơ quan hợp tác phát triển Nhật Bản), cầu mới qua sông Hồng nếu cách Long Biên 30m sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới cảnh quan lịch sử, dòng chảy sông Hồng, không gian phố cổ và cả việc vận hành đường sắt trong tương lai trong nội đô.

Đây chính là phương án A trong 3 phương án JICA đưa ra về cầu đường sắt vượt sông Hồng. Phương án B cách 200 m. Phương án C cách 500 m.

Là một trong những kiến trúc sư trực tiếp làm việc với JICA trong dự án này, KTS Nguyễn Hồng Thục (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật VN) cho biết: “Việc xây dựng cầu theo phương án B chỉ tốn thêm 2,1% so với kinh phí trong phương án A. Thậm chí, phương án này chỉ cần giải tỏa 140 hộ dân, so với 150 hộ của phương án A. Trong khi đó, phương án xây cầu mới cách 500m đươc coi là hoàn hảo, nhưng phải giải tỏa tới 500 hộ dân”.

Trăm dâu đổ đầu…Hà Nội?

Vị trí xây cầu đường sắt mới đã được Chính phủ đưa ra quyết định cuối cùng trong Thông báo số 200/TT-VPCP ngày 15/7/2010. Thông báo nêu kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải: “Đồng ý phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên cũ 186 m, Tổng công ty đường sắt Việt Nam thống nhất với UBND TP.Hà Nội để xử lý cụ thể”.

Chính vì vậy, khi Bộ GTVT bất ngờ đưa ra 3 phương án cầu vượt mới trùng với tim cầu Long Biên đã khiến các chuyên gia “sững sờ”, dư luận phản đối. 3 phương án này vừa không hợp lòng dân lại vừa thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm với di sản và đi ngược lại kết luận của Chính phủ.

Lý do chính của tất cả những thay đổi này là vì Hà Nội gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng.

“Dễ hiểu khi ngành giao thông muốn xây cây cầu mới lên vị trí của Long Biên hiện tại, hoặc chỉ dịch ra cách đó vài chục mét, bởi đó là luồng đường sắt đã có từ 100 năm và hạn chế tối đa khâu giải phóng mặt bằng” – KTS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên KTS trưởng TP Hà Nội nhận xét.

Mặc dù các phương án được đưa ra là để…tham khảo. Nhưng khi các phương án khiến cầu Long Biên có nguy cơ bị hủy hoại được "tham khảo" người ta mới ngỡ ngàng: Cầu Long Biên chưa được xếp hạng di tích!

Nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam: “Khẳng định Cầu Long Biên hoàn toàn đủ điều kiện trở thành di tích quốc gia cần được bảo vệ. Việc cầu Long Biên chưa được xếp hạng di tích, theo tôi vì Hà Nội chưa làm hồ sơ để trình lên Bộ VHTT&DL”.

Các nhà nghiên cứu, các KTS tại buổi tọa đàm “Bảo tồn cầu Long Biên trong phát triển đô thị” tại khoa Kiến trúc công trình - Đại học Phương Đông, ngày 25/6, cho rằng: Hà Nội cần phải nhanh chóng tiến hành các thủ tục đề nghị xếp hạng di tích cho cầu Long Biên.

Liệu sức ép dư luận có khiến Hà Nội thay đổi khi mà điều đang làm các lãnh đạo Thủ đô đau đầu nhất không phải là bảo vệ di sản mà là vấn đề giải phóng mặt bằng. Trong lúc còn chưa xử lý xong vụ nhà thầu Nhật Bản đang đòi bồi thường 155 tỷ đồng vì chậm tiến độ ký kết do giải phóng mặt bằng trong dự án cầu Nhật Tân, thì nay dự án đường sắt đô thị của Hà Nội (tuyến Nhổn - Ga Hà Nội)cũng lại đang phải đối mặt với yêu cầu bồi hoàn gần 3 triệu euro với cùng một lý do./.
>>Cầu Long Biên, tháp Eiffel và cú lừa siêu đẳng

Trà Xanh/

cucpth

VOV online

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên