MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà vệ sinh dát vàng: Không thể phê duyệt như thế được!

05-12-2013 - 14:24 PM | Xã hội

Tại buổi họp báo Thành ủy Hà Nội chiều 3/12 ông Phan Đăng Long - Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã nói như vậy.

Thưa ông, trước thông tin Hà Nội giao cho BQL chỉnh trang đô thị làm chủ đầu tư xây dựng 14 nhà vệ sinh tiền tỷ, các chuyên gia xây dựng cũng chỉ ra rằng: Việc BQL chỉ dựa vào một báo giá của một nhà cung cấp để xây dựng khái toán trình thành phố phê duyệt là vi phạm thủ tục đầu tư. Hà Nội sẽ xử lý sai phạm này thế nào, thưa ông?

Ông Phan Đăng Long: - Tôi cho rằng, không thể nói đó là BQL chỉnh trang đô thị đã vi phạm thủ tục đầu tư. Việc đấu thầu chưa diễn ra, đó chỉ một con số gọi là dự toán, khi đấu thầu mới quyết định mức giá chính thức.

Đó mới chỉ là mức giá tham khảo, khi chưa quyết định chọn mức giá nào thì làm sao nói họ vi phạm được?

PV: - BQL chỉnh trang đô thị với trách nhiệm tư vấn cho Thành phố, đưa ra một mức giá sát với thực tế nhất. Trong trường hợp chỉ dựa vào một báo giá, một nhà cung cấp, ông có lường trước chuyện bắt tay làm sai giá, đẩy giá cao hơn so với giá thật nghĩa là làm ăn gian dối, tư vấn sai để trục lợi hay không?

Ông Phan Đăng Long: - Tôi đã nói rồi, việc chưa diễn ra. Tôi nghĩ, BQL cũng phải xem xét từ những công trình đã có, và căn cứ vào thời điểm hiện nay để có sự tính toán dung sai về giá cả thị trường mà đưa ra một báo cáo về mức giá ban đầu.

Họ cũng có thể dựa vào một số khảo sát, nghiên cứu để đưa ra mức giá sát hơn. Tôi cũng chưa nắm được dựa vào đâu để họ đưa ra được con số tính toán đó. Nhưng tôi nghĩ, chưa diễn ra thì chưa nên quy kết họ vi phạm.

PV: - Nếu HN dựa vào mức giá khái toán mà BQL chỉnh trang đô thị tư vấn, cũng đồng nghĩa với việc có thể mức giá bị đẩy lên gấp nhiều lần so với thực tế. Như vậy có được coi là sai phạm, tham nhũng không?

Ông Phan Đăng Long: - Không thể phê duyệt được. Đây là việc đầu tư, xây dựng một công trình công cộng, phải hình dung một sản phẩm trên thị trường có rất nhiều chủng loại với nhiều mức giá, chất lượng khác nhau. Khi đó, các cơ quan quản lý phải vào cuộc đấu giá, tiến hành thẩm tra mức giá đó. Không phải BQL đưa ra mức giá 1 tỷ là HN duyệt 1 tỷ.

Khi tiến hành đấu thầu nếu có phát hiện sai phạm lúc đó mới có thể xử lý sai phạm chứ không thể xử lý một việc chưa diễn ra được.

PV: - Nhiều huyện như Chương Mỹ, Thường Tín cho rằng, Đông Anh có nhà vệ sinh công cộng thì cũng mong muốn được xây dựng nhà vệ sinh công cộng do nhu cầu bức thiết, HN có xem xét phê duyệt đề xuất này không?

Ông Phan Đăng Long: - Tôi không thể trả lời được lúc này. Nhưng theo chủ trương của thành phố, nơi nào có nhu cầu mà cần đến sự can thiệp đầu tư của thành phố, thành phố phải xem xét thực hiện. Nhưng thực hiện như thế nào, lộ trình ra sao thì phải có kế hoạch cụ thể.

Nhu cầu của các huyện là rất lớn nhưng trong một thời gian nhất định thì thành phố chưa thể đáp ứng được nên trước mắt thực hiện trong các khu vực nội thành đã.

Hà Nội vẫn duyệt biên chế, xây trụ sở mới

HĐND Hà Nội đang xem xét đề xuất tách huyện Từ Liêm thành 2 quận, UBND huyện Từ Liêm cho rằng hiện mô hình quản lý cũ đã không còn phù hợp. Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cũng cần phải đổi mới về tổ chức và cơ chế hoạt động.

Theo ông Phan Đăng Long, thành phố cũng nhận thấy việc tách huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận để có mô hình quản lý đô thị phù hợp, đảm bảo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn Thủ đô.

Tuy nhiên, việc phân chia địa giới này cũng kéo theo việc phải hình thành các trụ sở làm việc cũng đồng nghĩa với việc bộ máy nhân sự bị phình ra. Trong khi đó, theo quyết định của Thủ tướng, trong hai năm 2013-2014 sẽ không duyệt thêm biên chế, công chức nhà nước, Hà Nội cũng khẳng định không duyệt ngân sách để xây thêm trụ sở mới.

Đứng trước bài toán này, ông Long lý giải: "Việc quyết định không xây trụ sở, không duyệt biên chế là chủ trương chỉ phù hợp với thực tế đang tồn tại những cơ sở, trụ sở cũ. Nhưng việc phân chia địa giới này là nhu cầu cần thiết, phù hợp với điều kiện phát triển thì không thể dùng thủ tục hành chính để dồn ép, cưỡng bức sự phát triển của xã hội.

Vì vậy, khi vấn đề phát sinh thì phải có quy hoạch phân bổ nhân sự, trụ sở dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế của người dân và nhu cầu phát triển".

Thứ nữa, theo ông Long nói, quyết định hành chính là do Thủ tướng đưa ra, và việc này cũng là do Thủ tướng quyết định chứ không phải Hà Nội tự làm được.

"Tất nhiên việc quy hoạch trụ sở thế nào, bộ máy điều hành ra sao thì phải chờ có quyết định cụ thể mới triển khai được", ông Long cho biết thêm.

Theo Lam Lam

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên