MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Soi" cách Đà Nẵng, TP.HCM, Hà Nội chi tiền

26-01-2014 - 15:00 PM | Xã hội

Tết này Đà Nẵng dừng làm đường hoa xuân Bạch Đằng trị giá hàng chục tỷ đồng như năm trước, song thành phố vẫn rực đèn màu và sắc hoa từ nguồn tiền xã hội hóa.

Tờ VNE đưa tin, chiều 23/1, Ban chỉ đạo lễ hội Xuân Giáp Ngọ 2014 TP Đà Nẵng cho hay: UBND thành phố Đà Nẵng chủ trương đầu tư đường hoa xuân, chiếu sáng đô thị Tết Nguyên đán, với tổng giá trị 5 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa.
 
Năm nay đường hoa Xuân Đà Nẵng được triển khai dọc đường Bạch Đằng, đoạn từ chân cầu Rồng đến đường Lê Văn Duyệt (trung tâm hành chính thành phố đang xây dựng). 

Ông Nguyễn Hữu Chiến, Phó GĐ Sở VH-TT&DL Đà Nẵng, Phó Ban chỉ đạo Lễ hội Xuân 2014 Đà Nẵng cho hay: "Ban đầu thành phố phê duyệt mức 3 tỷ đồng cho đường hoa, điện chiếu sáng Tết. Tuy nhiên, với chủ trương “xã hội hóa”, tổng kinh phí lên 5 tỷ đồng. Thay vì làm đường hoa dàn trải, lãng phí, Tết năm nay đường hoa theo hướng tiết kiệm, tránh lãnh phí nhưng tạo điểm thăm quan, du xuân cho người dân, du khách".
 
Trong khi đó, tại Hà Nội, ngân sách thành phố sẽ phải chi 11 tỷ đồng cho đường ánh sáng và đường hoa. Trong dịp Tết, Hà Nội sẽ trang trí phạm vi toàn thành phố bằng hệ thống chiếu sáng thường xuyên, bổ sung thêm hệ thống chiếu sáng khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm. 
 
Câu chuyện trang hoàng ngày Tết khiến dư luận liên tưởng việc xây nhà vệ sinh công cộng. TPHCM vừa đưa vào sử dụng 3 nhà vệ sinh công cộng 5 sao đầu tiên vào ngày 25/1 để phục vụ nhu cầu của du khách và người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2014. Chúng được đặt tại 3 công viên lớn tại TPHCM là Tao Đàn, 23 tháng 9 và công viên Lê Văn Tám.
 
Mỗi nhà vệ sinh công cộng có diện tích 60 mét vuông, chi phí đầu tư từ 800 đến 1 tỉ đồng/nhà từ nguồn xã hội hóa. Các nhà vệ sinh công cộng này sẽ phục vụ miễn phí cho người dân. 
 
Nhà vệ sinh tiền tỷ ở trung tâm Sài Gòn
Nhà vệ sinh tiền tỷ ở trung tâm Sài Gòn
 
Còn tại Hà Nội, dư luận đã phải hai lần băn khoăn về chủ trương xây 14 nhà vệ sinh bằng thép trị giá 1 tỷ đồng/nhà vệ sinh từ nguồn ngân sách.
 
Dự án này lần đầu được đưa ra bởi Ban Quản lý Chỉnh trang đô thị Hà Nội cuối tháng 10/2013. Cụ thể, chí phí xây dựng 1,1 tỷ đồng, chi phí thiết bị 11,3 tỷ đồng, chi phí quản lý dự án 235 triệu đồng, tư vấn 485 triệu đồng, chi phí khác 874 triệu đồng và chi phí dự phòng 904 triệu đồng. Chi phí đề xuất cho chuẩn bị đầu tư dự kiến khoảng 358 triệu đồng. Sau đó, Hà Nội đã rút lại đề xuất này.
 
Tuy nhiên, đầu tháng 1/2014, Sở Xây dựng Hà Nội tái đề xuất kiến nghị tiếp tục đầu tư 14 nhà vệ sinh bằng thép này. Ngay sau đó, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu dừng việc chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng bằng thép.
 
Theo Thái Linh 

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên