MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thời sự 24h: Năm 2014 ngành hàng không tăng 177% sự cố

26-12-2014 - 18:49 PM | Xã hội

Hôm nay, "Hội nghị tổng kết công tác năm 2014" của ngành hàng không diễn ra tại Cục Hàng không Việt Nam. Theo Cục Hàng không, năm 2014, đã xảy ra 311 vụ sự cố với nhiều mức độ, tăng 129 vụ so với năm 2013.

Những sự cố hàng không tại Việt Nam năm 2014

Hôm nay, "Hội nghị tổng kết công tác năm 2014" của ngành hàng không diễn ra tại Cục Hàng không Việt Nam.

Trong năm 2014, ngành hàng không có tổng cộng 91 sự cố, trong đó có tới 72 sự cố liên quan đến các tàu bay quốc tịch Việt Nam, tăng 177% so với năm 2013. Trong đó, sự cố mất điện tại sân bay Tân Sơn Nhất là một sự cố đặc biệt nghiêm trọng mà Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng đây là kỷ lục mà thế giới chưa từng xảy ra.

Lý do còn tồn tại tình trạng này được nhận định là do ngành hàng không chưa thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước mà vẫn đổ lỗi cho những nguyên nhân khách quan.

Lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo Cục Hàng không phải tự nhìn thẳng vào những vấn đề bất cập và tự nhận trách nhiệm để sửa lỗi trước khi Bộ GTVT có những quyết định mạnh hơn.(Xem thêm)

Lương tối thiểu tăng tối đa 400.000 đồng từ 1/1/2015

Theo Nghị định 103/2014/NĐ-CP, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm từ 250.000 - 400.000 đồng/tháng.

Từ ngày 1/1/2015 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.150.000 đến 3.100.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

Đối tượng áp dụng gồm: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không đăng ký lại hoặc chưa chuyển đổi theo quy định); hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này). (Xem thêm)

Sớm khánh thành 4 dự án trọng điểm quốc gia

Bộ GTVT cho biết, vào ngày 04/01/2015 sẽ tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng 4 dự án trọng điểm quốc gia trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo đó, 4 dự án trọng điểm quốc gia bao gồm cầu Nhật Tân, đường dẫn Nhật Tân – Nội Bài, Nhà ga T2 và nhà khách VIP A sân bay Nội Bài đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao cho Bộ GTVT tổ chức khánh thành vào ngày 04/01/2015.

Về vấn đề tổ chức giao thông trên tuyến Nhật Tân – Nội Bài, cơ quan chức năng sẽ phân luồng trên cầu Nhật Tân tách riêng 1 luồng xe máy. Xe tải nặng không đi trên cầu Nhật Tân mà phải đi trên đường vành đai 3. Cầu Nhật Tân sẽ kết nối với đường vành đai 2 về vòng xoay Cầu Giấy, Hà Nội vào tháng 6/2015.(Xem thêm)

Việt Nam sẽ cấp giấy phép lái xe quốc tế

Năm 2015, khi Việt Nam tham gia Công ước Vienna về giao thông đường bộ, Giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế do Việt Nam cấp sẽ được 73 nước công nhận.

Việc cấp GPLX quốc tế sẽ giúp người dân đang lao động, học tập tại nước ngoài không phải thi lại để lấy GPLX nước sở tại khi đã có GPLX tại Việt Nam và ngược lại.

Về mức phí cấp GPLX quốc tế, sẽ được xây dựng để Bộ GTVT trình Bộ Tài chính ban hành với mục tiêubằng mức phí cấp GPLX với vật liệu PET như hiện nay (135.000đồng). (Xem thêm)

Tháng lương thứ 13 có bắt buộc với doanh nghiệp?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2012 thì các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước tập thể hoặc theo quy định trong quy chế của doanh nghiệp.

Về cơ bản, "lương tháng thứ 13" không phải là "tiền lương" theo quy định Pháp luật mà thực chất đó là "tiền thưởng" của doanh nghiệp dành cho người lao động, được DN thêm vào để khuyến khích người lao động. Việc gọi là "Lương tháng thứ 13" khiến nhiều người lao động hiểu nhầm và cho rằng đấy là khoản tiền đương nhiên mình được hưởng.

Như vậy, trường hợp doanh nghiệp thua lỗ hoặc người lao động không hoàn thành công việc của năm có thể không được nhận tiền lương tháng 13.(Xem thêm)

Sập hầm Thủy điện Đạ Dâng: Nên kiểm tra các công trình khác

Một số chuyên gia đề nghị cơ quan chức năng kiểm tra công trình thủy điện khác của chủ đầu tư thủy điện Đạ Dâng. Khoảng 7 giờ sáng ngày 16/12, tại công trình thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo, xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng xảy ra vụ tai nạn sập hầm thủy điện khiến 12 công nhân mắc kẹt. Ngày 19/12, sau bao nỗ lực cuộc giải cứu công nhân mắc kẹt đã viên mãn.

Việc giải cứu những công nhân vừa kết thúc, chủ đầu tư phát biểu coi tai nạn như bất khả kháng. Ít ai biết, tại công trình này đã từng sụt lún và bị chính quyền địa phương nhắc nhở. Chủ đầu tư thi công khi chưa được phép thay đổi thiết kế.

Ngoài dự án thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng), Tổng Cty cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex) là chủ đầu tư của 2 dự án thủy điện khác có công suất và quy mô lớn tại 2 vùng miền núi phía Bắc là Thủy điện Tà Thàng (Lào Cai) và Bắc Mê (Hà Giang). (Xem thêm)


>>>Thời sự 24h: Nhà ga hàng không hiện đại nhất Việt Nam đi vào hoạt động

Hồng Vân

cucpth

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên