MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Y án tử hình Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc

07-05-2014 - 15:06 PM | Xã hội

Các bị cáo khác bị tù 6 - 22 năm, có 3 bị cáo được giảm án phạt. Các bị cáo có quyền làm đơn gửi Chủ tịch nước trong thời gian 7 ngày để giảm hình phạt.

Chiều nay 07/05/2014, phiên tòa xét xử Dương Chí Dũng và đồng phạm tiếp tục được tiến hành.

Theo kế hoạch, hôm nay tòa sẽ tuyên án. HĐXX phúc thẩm vụ án gồm có Chủ toạ Nguyễn Văn Sơn - thẩm phán TAND Tối cao cùng 2 thẩm phán Nguyễn Đức Nhuần và Phạm Thị Minh Thu.

Trong phần nói lời sau cùng của phiên tòa trước, bị cáo Dương Chí Dũng đã xin một đường sống, coi như đó là ân nghĩa của Đảng, Nhà nước và nhân dân với những cống hiến của mình. Bị cáo Mai Văn Phúc vẫn một mực kêu oan và cho rằng chỉ có hành vi thiếu trách nhiệm.

14h00, phiên tòa bắt đầu. Chủ tọa phiên tòa đọc lại cáo trạng của vụ án. Luật sư bào chữa của các bị cáo cho rằng vụ án còn nhiều mâu thuẫn và những tình tiết chưa rõ ràng. Điều quan trọng là do những hành vi của các bị cáo đều là hành vi “đen”, tiến hành trong sự giấu giếm nên các lời khai không đưa ra được bằng chứng xác thực có tính thuyết phục.

HĐXX thấy các lý do kêu oan và chỉ nhận tội thiếu trách nhiệm của các bị cáo cũng như ý kiến Luật sư là không có đủ cơ sở.

Trong bản án sơ thẩm, thiệt hại của Vinalines được xác định bằng cách lấy tổng giá trị ụ nổi trừ đi các khoản chi hợp pháp bao gồm chi phí mua ụ, chi phí vận chuyển ụ về Việt Nam, chi phí đăng kiểm, bảo hiểm… Tuy nhiên theo phương án thanh lý ụ để thu hồi vốn bằng cách phá ụ bán phế liệu, được xác định là 45 tỷ đồng. Theo đó tổng giá trị thiệt hại của Vinalines giảm 8 tỷ được chấp nhận.

Về tội cố ý làm trái, Dương Chí Dũng đã nhận tội trong phiên sơ thẩm nhưng sau đó trong phiên phúc thẩm, lại cùng Mai Văn Phúc kêu oan. Theo các lời khai ban đầu tại phiên sơ thẩm, 2 bị cáo này đã khẳng định chỉ có Dũng và Phúc mới có quyền chỉ đạo công ty AP chuyển lại khoản tiền 1,66 triệu USD, không ai có thể chỉ đạo việc này. Sơn không thể tự quyết định ăn chia như thế nào. Dũng cũng đã khẳng định một mình Sơn không thể thao túng toàn bộ bộ máy hoạt động của Vinalines như vậy.

HĐXX cho rằng, quá trình điều tra vụ án không làm rõ vai trò đồng phạm của Trần Thị Hải Hà – giám đốc công ty Phú Hà là bỏ lọt người phạm tội.

Lời khai của Sơn trước sau thống nhất về thời gian, địa điểm, số tiền đã giao cho Dũng, phù hợp với lời khai của Hà, Hiền, Long và chứng từ tại ngân hàng. Những tài liệu mà Luật sư đưa ra để phản bác lời khai của Sơn là không có căn cứ vì đây đều là giấy tờ photo. Lời khai của Dũng về việc nhờ chị Đào (cán bộ sân bay) không kiểm tra hành lý khi mang vali rượu lên máy bay là không có căn cứ.

Đối với bị cáo Phúc, Sơn đã khai cụ thể những lần đưa tiền cho Phúc với các chi tiết về thời gian, địa điểm, màu sắc và kích thước vali, người chứng kiến việc xếp tiền vào vali… Kết quả xác minh việc nhập cảnh của con trai Phúc về Việt Nam và lời khai của Phúc tại phiên sơ thẩm đều khớp với lời khai của Sơn.

Xác minh tại NH Hàng Hải (Maritimebank) về việc rút tiền của Sơn bằng Chứng mình thư tại NH là chưa có kết quả và có thể là do “sơ suất khi nhập số liệu” trên máy. Vì vậy chưa có chứng cứ rút tiền của Sơn tại NH này. Nhưng xét lời khai của Sơn về việc không nhớ được rõ các phòng và bố trí đồ đạc trong căn nhà của Phúc khi chỉ đến 1, 2 lần là phù hợp với thực tế.

Tổng hành vi thiệt hại của các bị cáo là gần 359 tỷ đồng. Dự án sửa chữa nhà máy tàu biển phía Nam cũng không nằm trong đề án tái cấu trúc Vinalines. Việc ụ nổi neo đậu gần 3 năm chưa được xử lý gây thiệt hại không chỉ dừng lại ở 359 tỷ như đã nêu mà là toàn bộ số tiền đã chi ra, tức gần 500 tỷ. Ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường nếu không xử lý được ụ sớm.

HĐXX cho rằng phiên tòa sơ thẩm đã định tội đúng. Vụ án bắt nguồn từ chủ trương sai trái của Dương Chí Dũng, chỉ đạo các bị cáo khác gây thiệt hại đặc biệt lớn. Số tiền các bị cáo chiếm đoạt cũng đặc biệt lớn. Quá trình điều tra cũng như tại phiên sơ thẩm, phúc thẩm, các bị cáo vẫn quanh co, đổ lỗi cho tập thể là không có ý thức hối cải.

Vì vậy, áp dụng các hình phạt như đã nêu trong phiên sơ thẩm là thỏa đáng.

Gia đình các bị cáo đã nộp tiền khắc phục hậu quả nhưng số tiền mới được 1/2 hoặc 1/3 số tiền đã chiếm đoạt và chỉ rất nhỏ so với số tiền thiệt hại nên không làm thay đổi được bản án.

Trần Hữu Chiều có vai trò là người đồng phạm. Tuy không bàn bạc và thỏa thuận ăn chia nhưng đã được chia tiền. Bị cáo chưa tỏ ra ăn năn hối cải nên các hình phạt đã tuyên với bị cáo này là “không nặng”, không có căn cứ giảm hình phạt cho bị cáo.

Trần Hải Sơn dù dưới quyền của Chiều nhưng nhận chỉ đạo trực tiếp của Dũng và Phúc thực hiện các hành vi, trực tiếp đưa tiền cho các bị cáo và bản thân cũng nhận số tiền lớn nên mức án về tội tham ô tài sản 14 năm là quá nhẹ, cần kiến nghị xem xét tăng hình phạt. mức 8 năm về tội cố ý làm trái là thỏa đáng.

Khang, Dương giúp đỡ các đối tượng trong việc khảo sát ụ nhưng không nhận tội. Mức 7 năm tù của cấp sơ thẩm là thấp, các yếu tố giảm nhẹ không có giá trị, giữ nguyên hình phạt.

Bị cáo Lừng, Triện, Đức được áp dụng tình tiết giảm nhẹ mới tương xứng với mức độ phạm tội.

Về trách nhiệm dân sự, việc các bị cáo phải nộp lại số tiền gây thiệt hại trên cơ sở chia theo vị trí, vai trò của các bị cáo là đủ cơ sở. Không có căn cứ để tăng hoặc giảm bồi thường của các bị cáo. Nhưng do thiệt hại được xem xét là giảm 8 tỷ nhưng có cơ sở để giảm mức bồi thường cho Lừng, Triện, Đức.

Về những người có quyền lợi liên quan, căn nhà tại Nguyên Hồng của vợ chồng Dương Chí Dũng là tài sản hợp pháp của 2 vợ chồng. Căn nhà tại Parcific Lý Thường Kiệt có 600 triệu của chị Phan Thị Thảo. Theo quy định của pháp luật, có cơ sở để chấp nhận 1 phần kháng cáo của bà Phương và chị Thảo về việc kê biên nhưng căn hộ tại Lý Thường Kiệt không xác định được là có số tiền của bà Phương đưa cho Dũng để mua hay không nên kháng cáo không được chấp nhận.

Kháng cáo của bà Vân – vợ Mai Văn Phúc không được chấp nhận.

Các bị cáo Lừng, Triện, Đức được giảm án phí sơ thẩm và không phải chịu phí phúc thẩm.
Quyết định

- Không chấp nhận kháng cáo của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều.

Tổng hình phạt là Dương Chí Dũng bị tử hình, tiếp tục giam để thi hành án.

Mai Văn Phúc tử hình, tiếp tục giam để thi hành án.

Các bị cáo có quyền làm đơn gửi Chủ tịch nước trong thời gian 7 ngày để giảm hình phạt.

 Tổng hình phạt của Trần Hữu Chiều là 19 năm tù, tính từ ngày 17/5/2012 (ngày bắt giam).

- Xử Trần Hải Sơn tổng hình phạt là 22 năm tù.

- Mai Văn Khang tổng hình phạt là 7 năm tù.

- Lê Văn Dương 7 năm tù.

- Chấp nhận kháng cáo và giảm hình phạt cho Lừng, Đức, Triện. Đức 6 năm tù, Triện và Lừng và 6 năm tù.

Về việc bồi thường thiệt hại, Dương Chí Dũng phải nộp 10 tỷ tham ô tài sản, 100 tỷ cố ý làm trái, tổng 110 tỷ. Gia đình đã nộp 5,2 tỷ.

Mai Văn phúc nộp nộp 10 tỷ tham ô tài sản, 100 tỷ cố ý làm trái, tổng 110 tỷ. Gia đình đã nộp 3,8 tỷ.

Trần Hữu Chiều nộp 340 triệu và 39 tỷ cố ý làm trái. Đã nộp 340 triệu

Sơn nộp 7 tỷ tham ô tài sản, 39 tỷ bồi thường cố ý làm trái. Đã nộp 2 tỷ. Em gái Hải Hà nộp 2 tỷ nên còn nộp 48 tỷ.

Lừng và Triện nộp 6 tỷ.

Ngoài ra, các bị cáo còn phải nộp lãi suất theo lãi của Ngân hàng nhà nước.

Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Phương và cô Thảo về những tài sản tại Nguyên Hồng, Lý T5ường Kiệt và Láng Hạ. 1/2 giá trị căn nhà tại Nguyên Hồng thuộc về bà Phương. 1/8 giá trị căn hộ tại Sky city Láng hạ thuộc về cô Thảo.

Hải Minh

hangnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên