MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm dạ dày: Nên tuân thủ vì rất tốt cho người bệnh

19-12-2018 - 20:55 PM | Sống

Bạn đã từng bị viêm dạ dày với triệu chứng đau đớn dữ dội kèm theo? Bạn đã bao giờ chú ý thay đổi thói quen ăn uống cũng như khẩu phần ăn để làm giảm đi triệu chứng đau đó?

Thực ra các thuốc do thầy thuốc kê đơn cho người bị viêm dạ dày không giúp giảm đau lâu dài. Thêm nữa, sử dụng các thuốc đó lâu ngày sẽ phá hủy gan của bạn.

Vì vậy, thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày chính là ý tưởng tốt hơn cả. Đó là sự lựa chọn an toàn hơn và bạn còn được lợi do ăn các thức ăn bổ dưỡng. Bạn cũng sẽ nhận được các tác động tích cực đối với sức khỏe tổng thể.

 Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm dạ dày: Nên tuân thủ vì rất tốt cho người bệnh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

1. Viêm dạ dày – Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Đau rát, viêm hay tổn thương niêm mạc là biểu hiện của viêm dạ dày. Bệnh viêm dạ dày tiến triển từ từ và diễn tiến trong một giai đoạn dài được gọi là viêm dạ dày mãn tính, và bệnh này phát sinh tức thì được gọi là viêm dạ dày cấp tính.

Bệnh gây ra do lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (có thể nảy sinh ung thư hay viêm loét) hay lạm dụng bia rượu, thiếu máu trầm trọng, trào ngược dịch mật, stress, nôn mửa, rối loạn tự miễn, và việc sử dụng các thuốc kháng viêm.

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm dạ dày là nôn mửa, đau bụng, khó tiêu, chán ăn. tiêu chảy, đầy hơi, phân đen. Điều trị đối với viêm dạ dày có thể liên quan đến uống các thuốc kháng axit, kháng sinh, và bổ sung vitamin B12. Tuy nhiên, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể giúp bạn giải pháp tốt nhất.

2. Lập kế hoạch khẩu phần ăn

 Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm dạ dày: Nên tuân thủ vì rất tốt cho người bệnh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

• Mẫu thực đơn khẩu phần ăn đối với người ăn chay

Bữa

Thức ăn

Sáng sớm

• 1 cốc nước ấm với 1 thìa cafe mật ong

Bữa sáng

Lựa chọn:

• Bột yến mạch với sữa gầy (không mỡ sữa)

• Nước ép rau bina, nho và quả kiwi

Bữa trưa

Lựa chọn:

• Cà rốt, rau xanh, và món salad rau bông cải xanh

• Canh bí hay dưa chuột

• 1 bát (ăn cơm) bầu nậm luộc

Sau ăn trưa

• 1 cốc sữa chua không mỡ sữa

Ăn nhẹ xế chiều

• 1 cốc nước ép quả lựu tươi (không phải nước ép quả đóng gói)

Bữa tối

Lựa chọn:

• Mì sợi không protein gluten với dầu oliu, húng quế, bí xanh, và bông cải xanh

• Đậu thận đỏ với cà rốt và củ cải đường

Tác dụng

Mật ong được mệnh danh là thầy thuốc của thiên nhiên và nó sẽ làm dịu kích thích niêm mạc dạ dày. Sữa gầy hoặc nước ép sinh tố hỗn hợp có thể dược dùng cho bữa sáng để thu nhận một lượng chất xơ tổng số có lợi cho tiêu hóa.

Sữa chua không mỡ sữa sẽ giúp bổ sung những vi khuẩn đường ruột có lợi. Nước ép quả lựu sẽ làm giảm hàm lượng a xit trong dạ dày. Ăn nhẹ vào bữa tối sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn được nghỉ ngơi đôi chút.

• Mẫu thực đơn khẩu phần ăn đối với người không ăn chay

Bữa

Thức ăn

Sáng sớm

• 1 cốc nước ấm với 1 thìa cafe mật ong

Bữa sáng

Lựa chọn:

• 1 quả trứng luộc (cả quả) + 1 lát bánh mì

• Nước ép chuối, táo và đào

Bữa trưa

Lựa chọn:

• Cháo nước gà hầm với cà rốt, hành đỏ và rau bina

• Cá thu bọc vỏ (giấy bạc) nướng vỉ

Sau ăn trưa

• 1 bát nhỏ quả nho

Ăn nhẹ xế chiều

• 1 cốc nước ép quả lựu (không phải nước ép quả đóng gói)

Bữa tối

Lựa chọn:

• Cá hồi nướng với bông cải xanh

• Ức gà hầm đậu lăng vàng với bầu nậm băm nhỏ

Tác dụng

Hãy bắt đầu ngày mới với mật ong – vị thuốc của thiên nhiên. Một quả trứng luộc chín sẽ cung cấp cho bạn protein và chất béo tốt để khởi động ngày mới. Bánh mì có nhều chất xơ giúp tiêu hóa và giảm cân. Bạn hãy chọn lấy 4 loại bánh mì để tránh loại mà bạn nhạy cảm với gluten trong chúng.

Trái cây chứa đường tự nhiên, vitamin, chất khoáng, thảo dược và chất xơ sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch và giảm cơn đau dạ dày.

Bữa trưa, hãy ăn khẩu phần cân đối bao gồm protein (thịt gà, cá, nấm, các loại đậu…), mỡ tốt (bơ tinh chế, dầu oliu, dầu cám gạo, dầu hạt gai…) và các loại rau sẽ giúp bạn linh hoạt và năng động. Bữa tối nhẹ gồm các chất dinh dưỡng chính sẽ giúp bạn ngủ tốt hơn và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.

3. Những thực phẩm cần tránh

 Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm dạ dày: Nên tuân thủ vì rất tốt cho người bệnh - Ảnh 3.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Chế độ ăn đối với người viêm dạ dày sao cho giúp bạn loại trừ cơn đau. Loại trừ những thực phẩm cụ thể là ý tưởng tuyệt vời khi bạn muốn giảm đau lâu dài do viêm dạ dày gây ra. Hãy tránh xa các thực phẩm sau đây:

• Cafe

• Trà xanh và trà đen

• So-co-la hoặc ca-cao nóng

• Bạc hà hoặc trà dầu bạc hà

• Đồ uống có cồn

• Nước ép cam và nho

• Xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói …

• Tỏi

• Nước ép cà chua, patê hoặc nước xốt

• Ớt cay, bột ớt, hạt tiêu đen, ớt jalapeno (rất cay) và bột tỏi

4. Những thực phẩm nên ăn

 Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm dạ dày: Nên tuân thủ vì rất tốt cho người bệnh - Ảnh 4.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Bạn đừng bận tâm danh mục trên đây mà mất ngon đó! Còn rất nhiều thực phẩm ngon bạn có thể sử dụng như sau:

• Bánh mì thô không gluten, patê không gluten, ngũ cốc các loại và gạo lứt

• Thịt nạc, thịt gia cầm và cá

• Các loại quả (quả lựu, kiwi, cherry, đào, táo, chuối và mận)

• Các loại rau (cần tây, tỏi tây, khoai tây, bông cải xanh, cà rốt, củ cải đường, cải xoăn, rau bina, bầu nậm, bí đỏ và rong biển)

• Dầu oliu, dầu hạt cải, dầu cám gạo cho lượng chất béo tốt

• Đậu lăng, đậu phụ, đậu hạt các loại

• Sữa chua không mỡ sữa

• Một bữa ăn khỏe mạnh không có các chất béo có hại, không dư đường ngọt và muối

• Bạn cũng nên đảm bảo chắc chắn rằng bạn ăn các thực phẩm từ các nhóm thức ăn phong phú sẽ giúp bạn đẩy lùi viêm dạ dày

• Để biết thêm thông tin về thực phẩm tốt đối với người viêm dạ dày, bạn nên hỏi ý kiến cụ thể đối với các chuyên gia dinh dưỡng

5. Công thức khẩu phần ăn cho viêm dạ dày

Ức gà với đậu lăng và bầu nậm băm nhỏ

 Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị viêm dạ dày: Nên tuân thủ vì rất tốt cho người bệnh - Ảnh 5.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nguyên liệu

• ½ cốc thịt ức gà băm nhỏ (khoảng 100g)

• ½ cốc đậu lăng vàng

• ½ cốc bầu nậm băm nhỏ

• ¼ cốc hành băm nhỏ

• 1 thìa cafe bột thìa là

• Lá rau mùi

• 2 thìa cafe dầu oliu

• Một chút hạt tiêu

Chế biến

1. Đun nóng dầu oliu trong nồi nấu cháo rồi xào hành băm.

2. Cho bột thìa là vào đun them khoảng 1 phút.

3. Cho thịt gà vào đun khoảng 2 phút.

4. Cho đậu lăng và đun khoảng 2 phút.

5. Sau cùng cho bầu nậm băm nhỏ, muối ăn và hạt tiêu rồi quấy đều.

6. Cho nửa cốc nước và đun sôi cho đến khi hỗn hợp chín nhừ.

7. Cho cháo trên vào trong bát tô.

8. Điểm tô bổ sung rau mùi.

Thay đổi cho người ăn chay

Bạn có thể thay thế thịt gà bằng bông cải xanh hoặc bất kỳ loại rau nào đề cập trên đây, hoặc chỉ cần nấu chín đậu lăng với bầu nậm băm nhỏ.

Ích lợi

Công thức trên đây chứa nhiều chất dinh dưỡng và cung cấp mức năng lượng trung bình. Bạn có thể sử dụng công thức đó cho bữa trưa. Bạn sẽ không phải chịu đựng bất cứ đồ ăn hun khói hay chút gia vị nào. Bầu nậm sẽ giúp làm êm dịu niêm mạc dạ dày.

Lời khuyên về khẩu phần ăn đối với viêm dạ dày

Tránh các thực phẩm có gia vị

Tránh các thực phẩm có gia vị sẽ giúp làm giảm các triệu chứng viêm đau dạ dày. Vì viêm đau đã làm yếu dạ dày của bạn, nên việc ăn các thực phẩm có gia vị như cà ri, bột ớt, hạt tiêu và nước sốt cay sẽ chỉ có làm trầm trọng thêm bệnh.

Nước, nước và nước nữa

Nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể và giữ cho cơ thể thực hiện các phản ứng thủy phân. Lượng nước được khuyên sử dụng hàng ngày khoảng 8-10 cốc (khoảng 2-3 lít). Nước sẽ phòng ngừa các triệu chứng viêm và cũng có lợi ích giúp da sáng sủa.

Hãy dùng các thực phẩm dễ tiêu hóa

Bí mật về khẩu phần ăn đối với viêm dạ dày hiệu quả là đảm bảo rằng mỗi miếng đồ ăn bạn ăn vào phải là dễ tiêu hóa.

Hãy sử dụng các sản phẩm sữa có hàm lượng mỡ sữa thấp

Các sản phẩm sữa có hàm lượng mỡ sữa thấp sẽ kiềm chế dạ dày tiết chất a xít. Nó giúp đề phòng kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày.

Hãy uống nước dừa

Không gì tốt hơn là uống nước dừa khi bắt đầu ăn khẩu phần hàng ngày.

Hãy uống nước ép trái cây và rau

Nước ép cà rốt và nước ép rau bina có tác dụng kỳ diệu đối với cơ thể bạn và giúp phòng viêm dạ dày. Hãy uống ít nhất 1 cốc (1 ngày) nước ép quả dưa leo, kiwi hay lựu. Hãy tránh các loại nước ép quả đóng gói.

Hãy tránh stress

Stress có thể gây ra rất nhiều trục trặc cho sức khỏe mà viêm dạ dày là một trong số đó. Hãy xác định các nhân tố gây ra stress cho bạn và cố gắng giảm thiểu chúng.

Hãy ăn ngon miệng

Hãy luôn thư giãn và thưởng thức các bữa ăn của mình thay vì ăn vội vàng,

Tránh xa hút thuốc và uống rượu bia

Hút thuốc và bia rượu đều có thể gây tổn thương và kích thích niêm mạc dạ dày.

Tuân thủ theo kế hoạch khẩu phần đối với viêm dạ dày là khá dễ dàng. Khi bạn đã biết thực phẩm nào nên tránh và thực phẩm nào nên ăn, tức là bạn đã sẵn sàng trên lộ trình để loại trừ viêm dạ dày.

Thay đổi khẩu phần ăn và hành vi sinh hoạt sẽ đẩy lùi các triệu chứng viêm dạ dày. Nhờ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên sức khỏe tổng thể của bạn được nâng lên. Vì vậy, lời khuyên sẽ là động lực đáng kể đối với bạn nếu bạn đang sử dụng khẩu phần cho bệnh viêm dạ dày.

7. Các câu hỏi thường gặp do chuyên gia trả lời

• Viêm dạ dày được chẩn đoán như thế nào?

Viêm dạ dày được chẩn đoán với sự giúp đỡ của nội soi để xem xét niêm mạc dạ dày, xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ thiếu hồng cầu (thiếu máu), và xét nghiệm phân để kiểm tra xem có lẫn máu trong phân hay không.

• Nếu bị viêm dạ dày, tôi có nên xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ cụ thể đối với vitamin và khoáng hay không?

Đề nghị bác sỹ kiểm tra để hiểu nguyên nhân viêm dạ dày của bạn. Nếu bạn thiếu máu, hàm lượng Sắt trong máu bạn cần được kiểm tra. Nếu bạn bị viêm dạ dày và người hao gầy sẽ cản trở hấp thu vitamin B12, khi đó mức độ vitamin B12 phải được kiểm tra.

• Khi nào cần đi khám bác sỹ?

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng của viêm dạ dày, trước khi uống bấy kỳ loại thuốc nào hay bỏ qua bất cứ kết luận nào, hãy tham vấn bác sỹ để hiểu nguyên nhân của các triệu chứng gặp phải.

*Theo StyleCraze

Theo Thạch Nguyễn

Trí thức trẻ

Trở lên trên