MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thuộc lòng ‘thần chú chi tiêu’ nếu bạn muốn có tương lai dư dả

30-06-2018 - 11:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Chapeau: Đôi khi không phải thu nhập thấp mà là thói quen chi tiêu quá trớn mới là nguyên nhân chính khiến bạn thường xuyên lâm vào tình trạng hết sạch tiền.

Theo thống kê, Việt Nam thuộc top những quốc gia có giới trẻ thiếu kỹ năng quản lý chi tiêu và đầu tư tài chính nhất châu Á – hai yếu tố sống còn để trở nên giàu có. Thực ra bạn không tệ đến vậy, bạn đã hoạch định kế hoạch rất tốt cho mình rồi, nhưng chỉ vì chưa đủ động lực tiết kiệm trước quá nhiều cám dỗ nến dẫn đến việc cháy túi thường xuyên mà thôi.

Làm sao để thay đổi? Trước hết ta hãy bắt đầu từ tư duy. Việc kiểm soát được suy nghĩ của bản thân là vô cùng quan trọng. Suy nghĩ đủ vững vàng sẽ ngăn chặn được việc chi tiêu quá trớn. Câu chuyện ngụ ngôn ngộ nghĩnh “Ngày xưa có một con bò” kể về một gia đình nghèo sống trong ngôi nhà lụp xụp với nguồn sống duy nhất là con bò sữa. Hằng ngày họ vẫn duy trì cuộc sống thiếu thốn của mình với số tiền bán sữa nhỏ nhoi. Cho đến một ngày khi con bò bị giết, nguồn sống bị cắt đứt, các thành viên trong gia đình đã bắt đầu lao động tìm kế sinh nhai và từ đó trở nên giàu có.

Câu chuyện không chỉ dạy chúng ta về động lực kiếm tiền, mà còn nhiều điều sâu xa hơn với thông điệp “ai cũng có một con bò”. “Con bò” đó có thể là số tiền trợ cấp từ gia đình khiến ta ỷ lại, là tư duy hài lòng với những gì sẵn có, là sự sợ hãi khi phải thay đổi thói quen hoặc giả là tính biện minh cho bản thân mỗi khi chi tiêu quá đà. Chúng ta luôn có rất nhiều “bò” cho riêng mình. Ngay từ bây giờ, hãy bắt đầu “giết bò” để nâng cao động lực kiếm tiền và tích lũy, mạnh mẽ từ chối trợ cấp từ gia đình, chấp nhận mình chi tiêu thiếu khoa học và bắt đầu cải thiện, dẹp bỏ nỗi sợ để chấp nhận rủi ro khi bắt đầu một công việc mới… Chỉ khi dẹp hết “bò”, bạn mới biết được khả năng của mình tuyệt diệu đến đâu.

1. “Biết đủ thì sẽ đủ”

Khi mới ra trường, bạn nhận lương 5 triệu, bạn nghĩ rằng nếu được tăng lương, bạn sẽ đủ tiền tiết kiệm chứ không vật vả như bây giờ. Ba năm sau, lương bạn lên 15 triệu và bạn nhận ra mình vẫn chưa tiết kiệm được đồng nào. Vấn đề chính ở đây là cách bạn chi tiêu. Khi thu nhập càng cao, nhu cầu hưởng thụ cũng tăng lên một cách vô thức, nhưng nếu tập thay đổi cách suy nghĩ, bạn hoàn toàn có thể tích lũy nhiều hơn. Cứ bắt đầu từ tư duy, hãy thuộc lòng thần chú: “Biết đủ thì sẽ đủ”, vì nếu bạn sẵn lòng mua thì thị trường vẫn đầy thứ đáp ứng được bạn. Khi tối giản nhu cầu ngay trong đầu, bạn sẽ tự khắc thấy đủ và không phải bứt rứt vì sao mình không mua nhiều hơn. Nói cách khác, bạn đang cắt bớt nhu cầu hưởng thụ của bản thân với mọi thứ xung quanh để tiết kiệm.

2. “Sẵn sàng đối mặt với rủi ro”

Rủi ro ở đây là những sự cố bạn sẽ gặp trong cuộc sống, có thể liên quan đến sức khỏe hoặc tài chính. Cuộc đời chẳng ai đoán trước được điều gì của tương lai. Khi khỏe mạnh và có tiền, tâm lý của ta thường chú tâm hưởng thụ và có tâm thế chuẩn bị cho những sự cố mình có thể gặp phải. Hãy ngồi lại, nghĩ đến từng vấn đề có thể xảy ra và số tiền mình phải chi cho nó. Ví dụ, nếu mất điện thoại, bạn phải tốn bao nhiêu; xe hư và bạn cần bao nhiêu tiền cho nó; tương tự với việc khám bệnh... Hãy mạnh mẽ dẹp bỏ “con bò” mang tên “né tránh” để đọc tên từng rủi ro và có động lực để dành tiền.

3. ‘Không tự giữ tiền nếu không nghiêm với chính mình’

Nếu đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn chi tiêu vẫn quá đà, hãy nghĩ đến giải pháp: Nhờ người khác “giữ dùm”. Nếu thích ổn định, hãy gửi ngân hàng, nhưng bạn biết không, tiền tiết kiệm của bạn vẫn bị mất giá ít nhất 4-5%/năm theo tình hình lạm phát hiện nay, lãi suất tiết kiệm thực chỉ còn lại 2%. Tuy nhiên, nếu chọn đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu thông qua mô hình quỹ mở của các công ty quản lý quỹ, bạn hoàn toàn có lợi nhuận tốt hơn tiết kiệm rất nhiều. Đặt niềm tin vào những quỹ mở dành cho nhà đầu tư cá nhân là một giải pháp sinh lời hiệu quả cho những người không chuyên về đầu tư. Với cách này, bạn hoàn toàn có thể “an tâm” khi tiền được quản lý và đầu tư bởi đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp.

Với bề dày 15 năm hoạt động trong ngành quản lý quỹ từ 2003, VFM hiện đang dẫn dầu ngành quản lý quỹ nội địa với tổng giá trị tài sản quản lý lên đến 8.500 tỷ đồng, số lượng quỹ mở đa dạng và hiện tại cũng đang nắm quỹ ETF nội địa quy mô lớn nhất lên đến 5.000 tỷ đồng. Tháng 7, VFM có món quà bất ngờ cho những nhà đầu tư mới, tham khảo ngay tại website.

Thuộc lòng ‘thần chú chi tiêu’ nếu bạn muốn có tương lai dư dả - Ảnh 1.

 

A.D

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên