MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thưởng tết phải nộp thuế thu nhập bao nhiêu?

Sau khi nhận được thưởng tết Nguyên Đán Kỷ hợi 2019, người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân tương đương với khoản tiền thưởng mà họ nhận được.

Cuối năm là thời điểm mà các doanh nghiệp chi tiền thưởng Tết Nguyên đán 2019 cho nhân viên. Đối với các khoản thưởng này, người lao động đều phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012, thu nhập chịu thuế được nhắc tới bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng...

Cách tính thuế với thưởng Tết được dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần như với thu nhập từ tiền công, tiền lương thông thường. Mỗi người lao động lại nhận được một mức tiền thưởng khác nhau dựa trên thu nhập, thâm niên công tác. Mỗi bậc thu nhập có một thuế suất tương ứng từ 5% cho đến tối đa 35%, mỗi bậc thu nhập có một thuế suất tương ứng, cụ thể như sau:

 Bậc Thưởng tết (triệu đồng) Thuế suất (%)
 1 Đến 5 5%
 2 Từ 5 đến 10 10%
 3 Từ 10 đến 18 15%
 4 Từ 18 đến 32 20%
 5 Từ 32 đến 52 25%
 6 Từ 52 đến 80 30%
 7 Trên 80 35%

Sau khi chịu thuế suất, người lao động sẽ phải nộp số tiền tương ứng như sau:

Bậc  Thưởng tết (triệu đồng) Số tiền phải  nộp (triệu đồng)
 1 Đến 55% x T
 2  Từ 5 đến 10(10% x T) - 0,25
 3 Từ 10 đến 18(15% x T) - 0,75
 4 Từ 18 đến 32(20% x T) - 1,65
 5 Từ 32 đến 52(25% x T) - 3,25
 6 Từ 52 đến 80(30% x T) - 5,85
7Trên 80(35% x T) - 9,85

T là tiền thưởng

Như vậy, nếu được thưởng 10 triệu đồng thì người lao động sẽ phải đóng số tiền thuế tương ứng: (10% x 10) x 0,25= 0,75 triệu đồng; số tiền thưởng là 20 triệu đồng thì tiền thuế phải đóng là: (20% x 20) - 1,65 = 2,35 triệu đồng. Tương tự, các mức tiền khác sẽ được tính trừ thuế thu nhập cá nhân tương đương.

Thu nhập tính thuế trong năm được loại trừ các khoản như giảm trừ gia cảnh, đóng bảo hiểm bắt buộc, đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có)...

Theo Thiên Bình

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên