img
Tiền ảo lên ngôi, nhiều người bại sản - Ảnh 1.

a đời vào năm 2009, Bitcoin đã có bước nhảy vọt, phá vỡ mọi quy tắc và dự báo trong giới tài chính. Thậm chí, loại tiền ảo này còn được dùng làm công cụ thanh toán trong một vài lĩnh vực. Với giá trị ban đầu 10.000 BTC (đơn vị tiền Bitcoin) đổi được một chiếc pizza, sau 5 năm, đồng Bitcoin đã đạt danh hiệu "đồng tiền kỹ thuật số có giá trị lớn nhất", với đỉnh điểm là 3.000 USD vào ngày 12-6-2017.

Một nhà đầu tư mạo hiểm đã mua chiếc Bugatti Chiron (trái) và chiếc Pagani Huayra bằng Bitcoin với giá hơn 450 BTC (khoảng 6 triệu USD).

Mỹ, Nhật và Hàn Quốc là ba thị trường tiền kỹ thuật số sôi động nhất, nhưng Trung Quốc mới là nước sở hữu những "mỏ" đào bitcoin lớn nhất. Ngoài Bitcoin, các nhà đầu tư còn đổ xô đi mua các dạng tiền mã hóa khác như Ethereum, Ripple, Bitcoin Cash hay LiteCoin.

Thực trạng giới trẻ và sinh viên đang đổ xô vào mua bán tiền kỹ thuật số như một khoản đầu tư ngắn hạn thì việc xây dựng dàn máy đào các loại tiền ảo "cấp thấp" hơn Bitecoin như Ethereum là một giải pháp sinh lợi lâu dài.

Xây dựng mỏ đào bitcoin của Genesis đặt tại Iceland, nơi bitcoin được "đào" bởi hàng chục nghìn vi xử lý liên tục 7 ngày trong tuần.  Bên ngoài data center này giống với các dịch vụ cho thuê máy chủ ảo khác nhưng điểm khác biệt đó là phần cứng, phần mềm của chúng đã được tối ưu cho việc đào Bitcoin. Nguồn: YouTube 

Để có thể đào Bitcoin kiếm lời hiện nay, người dùng cần một bản mạch tích hợp đặc biệt (gọi là ASIC). Một ASIC có sức mạnh hơn 100.000 lần so với máy tính gắn card đồ họa thông thường. Do đó, ASIC có giá rất đắt, lên đến vài ngàn USD cho loại thông dụng và rất ngốn điện. Nếu giá Bitcoin không đủ cao, người đào sẽ lỗ nặng với chi phí tiền điện và linh kiện đắt đỏ.

Trong khi đó, những loại tiền mã hóa thay thế như Ethereum không cần đến ASIC, đồng nghĩa bất cứ ai cũng có thể kiếm tiền với một chiếc máy tính cá nhân. Tất nhiên, chúng vẫn cần card đồ họa mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, dịch vụ quản lý khai thác tiền ảo ra đời như một giải pháp tối ưu cho các nhà đầu tư. Thuật ngữ này trong giới gọi là "chăn trâu thuê" hay "gửi trâu", tức nhà đầu tư sẽ gửi máy tập trung tại các phòng, trung tâm với đầy đủ điều kiện giúp máy "đào" vận hành trơn tru nhất.

Một chủ dịch vụ gửi máy TTE (quận 9, TP HCM) cho biết nếu bỏ ra 65 triệu đồng cho một dàn máy cộng với 1,7 triệu đồng tiền điện và dịch vụ chăm sóc để cày tiền Etherum thì chỉ sau 8 tháng, người chơi đã có thể hoàn vốn. Điều này chỉ xảy ra nếu như giá trị của đồng tiền này giữ mức 350 USD/đồng như hiện tại.

Một số chuyên gia tài chính cho rằng sở dĩ giá tiền kỹ thuật số tăng lên là bởi nhà đầu tư nào cũng hy vọng người mua tiếp theo sẽ trả giá cao hơn và điều đó không khác gì mô hình kinh doanh đa cấp Ponzi.

Tiền ảo lên ngôi, nhiều người bại sản - Ảnh 6.

hác với các đồng coin còn lại, Bitcoin bị giới hạn về số lượng khai thác. Dù muốn hay không, người khai thác cũng sẽ chỉ có thể "đào" được 21 triệu Bitcoin. Ở Việt Nam, hoạt động khai thác các loại tiền mã hóa này cũng sôi động không kém các nước. Tuy vậy, việc đầu tư khai thác Bitcoin mất rất nhiều thời gian, kiến thức và công sức nên lợi nhuận từ việc đào Bitcoin trong ngắn hạn là không cao.

Tiền ảo lên ngôi, nhiều người bại sản - Ảnh 8.

Dự đoán, đồng Bitcoin cuối cùng sẽ được đào năm 2140.

Mặc khác, các biện pháp hạn chế phổ biến tiền kỹ thuật số của một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc… đã ảnh hưởng rất lớn tới Bitcoin và các đồng coin thay thế khác. Nhiều công ty đào Bitcoin lớn như Bitman, BTC.Top và ViaBTC đã phải tháo chạy khỏi Trung Quốc tới các thị trường khác.

Sự khan hiếm này là một trong những nguyên nhân khiến Bitcoin tăng giá mạnh trong thời gian qua. Trong khi đó, các loại tiền mã hóa khác như Ethereum không bị giới hạn về số lượng, có thể được khai thác một khi vẫn còn giá trị.

Thống kê của trang SimilarWeb cho thấy người Việt đứng đầu lượng truy cập sàn giao dịch quốc tế Remitano, vượt qua Mỹ, Malaysia, Nigeria, Trung Quốc... chiếm 88,79% lượng truy cập. Các nhà đầu tư (NĐT) Việt hầu hết thực hiện mua tiền ảo Bitcoin, Ethereum qua sàn Remitano vì sàn này dùng tiền Việt để thanh toán.

Tính từ đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu hơn 7.000 máy đào Bitcoin, Litecoin chủ yếu có xuất xứ Trung Quốc. Trong đó, Cục Hải quan TP HCM nhập tới hơn 7.000 máy đào Bitcoin và Litecoin; Cục Hải quan Hà Nội nhập ít hơn với 190 máy Bitcoin và 350 máy Litecoin.

Riêng tại TP HCM, chỉ trong khoảng 2 tháng cuối năm 2017, máy đào Bitcoin, Litecoin được nhập về ồ ạt với hơn 5.000 chiếc.

Với hình thức ủy thác đầu tư tiền ảo, lượng truy cập từ Việt Nam luôn là quán quân hoặc thứ 2. Với đồng Bitconnect (BCC), đồng tiền ảo có mức giảm hơn 90% trong cơn bão giảm giá vừa qua, người Việt đứng thứ 3 trong tổng số NĐT các nước truy cập vào trang web của BCC. Số tiền nhà đầu tư bỏ vào BCC bị "thổi bay" gần 3 tỉ USD khi giá BCC giảm từ hơn 330 USD còn 38 USD, giá trị vốn hóa thị trường của BCC chỉ còn hơn 381 triệu USD. Một đồng tiền ảo khác như Hextracoin thì người Việt đứng đầu bảng với lượng theo dõi 40%...

Việc truy cập các trang tiền ảo liên tục đứng ở mức độ cao cho thấy số tiền nhà đầu tư Việt bỏ ra rất lớn và con số thiệt hại cũng sẽ không nhỏ một khi thị trường tiền ảo rớt giá. Trên các trang diễn đàn, mạng xã hội Twitter và Reddit nhiều người đã chia sẻ những mất mát của mình và những cảm nhận khi tận mắt chứng kiến hàng ngàn đô la đầu tư "bốc hơi" chỉ trong vài ngày.

Liên quan đến một khía cạnh khác của vấn đề an toàn tiền tệ, việc mất cắp tiền ảo đang diễn ra khá phổ biến thời gian gần đây. Theo thông tin Coincheck, một trong những cơ quan hối đoái tiền ảo lớn nhất Nhật Bản bị mất cắp số tiền ảo NEM trị giá khoảng 534 triệu USD đã khiến giới đầu tư nước này hốt hoảng trong khi vẫn chưa hết ám ảnh sau vụ sụp đổ của Công ty Mt. Gox 4 năm trước. Đây được cho là vụ mất cắp tiền ảo lớn nhất vượt qua giá trị bitcoin đã không cánh mà bay khỏi Mt. Gox.

Cơn sốt tiền ảo biến các sàn giao dịch đồng tiền này trở thành đối tượng hấp dẫn với giới tội phạm mạng và cả tội phạm trong thế giới thực. Đồng tiền ẩn danh Monero (được thiết kế để tránh truy lùng dấu vết), một trong những đồng tiền ảo phổ biến cùng  Ethereum và Zcash  trong thế giới ngầm.

Ngày 19-1-2018, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đang tạm giữ hình sự Trịnh Ngọc Thắng (29 tuổi; ngụ tại P.Đông Vệ, TP Thanh Hóa) để điều tra hành vi câu kết với một số đối tượng ở Hà Nội và Thanh Hóa lập trang web Aigbtboss.net, kêu gọi góp vốn để được hưởng lãi suất cao dưới hình thức đầu tư tiền ảo Bitcoin và các dự án bất động sản. Từ tháng 2-2017 đến nay, nhóm của Thắng đã lừa đảo hàng chục người dân trên địa bàn Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An... hàng tỉ đồng.

So với mức kỷ lục gần 20.000 USD thiết lập vào tháng 12-2017, giá Bitcoin đã từng chạm đáy dưới 7.000 USD. Từ đầu năm đến nay, giá Bitcoin đã giảm hơn 40%. Năm ngoái, giá đồng tiền ảo này tăng hơn 1.300%. Các loại tiền ảo khác như Ripple, Ethereum hay Bitcoin cũng mất giá ít nhất 2%. Các loại tiền ảo đang giảm giá mạnh, còn Bitcoin phải đối mặt với tháng tồi tệ nhất kể từ cuối năm 2013.

Bitcoin được biết đến là tiền mã hóa có tính chất không ổn định nhưng nhiều người vẫn tin tưởng đồng tiền này sẽ đạt mức 50.000 USD/đồng vào năm 2018.

Giữa "cơn bão", nhiều tín đồ vẫn tin tưởng sự hồi sinh mạnh mẽ của Bitcoin

Bitcoin (BTC) là một loại tiền mã hóa hay "tiền ảo" phi tập trung đầu tiên vì hệ thống hoạt động không cần thông qua bất kỳ cơ chế lưu trữ hay hệ thống quản lý trung tâm nào. Bitcoin được sáng tạo bởi một người hay một nhóm người dưới tên gọi Satoshi Nakamoto và phát hành dưới dạng phần mềm nguồn mở trong năm 2009.

Cứ sau mỗi 4 năm hoặc 210.000 khối được thành lập, phần thưởng khối sẽ giảm một nửa, đầu tiên là 50 BTC (2009), sau đó xuống 25 BTC (2012) và nay đang ở mức 12,5 BTC. Hiện, tổng lượng Bitcoin có thể khai thác chỉ còn 20%.

Th.Trần

Theo Th.Trần

Người Lao động

Trở lên trên