MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: "Có địa phương trụ sở có cả phòng hát karaoke và mời tôi đến hát. Tôi không hiểu điều đó có thuộc tiêu chuẩn ngân sách không ?"

Tại buổi hội thảo “Xây dựng sáng kiến thúc đẩy công khai minh bạch Ngân sách nhà nước” ngày 10/2. theo như số liệu của tiến sỹ Lê Đăng Doanh đưa ra, có những tỉnh thu ngân sách chỉ được 1 đồng nhưng lại bạo chi tới 4 - 5 đồng.

TS. Lê Đăng Doanh
TS. Lê Đăng Doanh
Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM)
75 bài viết
  • Giá vàng trong nước tăng cao bất thường so với thế giới mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp kinh doanh vàng. Trong lúc này, cơ quan chức năng quản lý việc kinh doanh vàng như Ngân hàng Nhà nước cần vào cuộc kiểm tra, lành mạnh thị trường kinh doanh vàng trong nước
  • Có vốn nhưng không giải ngân được, bị "ngâm" quá lâu thì sẽ không đáp ứng được mục tiêu cấp bách của chương trình phục hồi và phát triển trong 2 năm 2022-2023

Hội thảo “Xây dựng sáng kiến thúc đẩy công khai minh bạch Ngân sách nhà nước”, tổ chức bởi Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP), đã diễn ra với nhiều ý kiến sôi nổi xung quanh thực trạng của ngân sách quốc gia.

Trong một loạt các vấn đề được nói tới, nổi bật nhất phải nhắc đến vấn đề về thu, chi và phân bổ ngân sách nhà nước một cách thiếu hợp lý ở từng địa phương qua phần trình bày của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM).

Theo đó, ông Doanh đã đưa ra một nguyên tắc tất nhiên trong vấn đề này: “Tỉnh nghèo, thu nhập thấp thì phải chấp nhận chi tiết kiệm hơn tỉnh giàu”.

Tuy nhiên, thông qua những con số thống kê và qua những phân tích của Tiến sĩ Doanh, thực trạng có vẻ như lại đang là ngược lại với nguyên tắc trên.

Theo báo cáo của tiến sĩ Doanh, gánh nặng thu ngân sách nhà nước dồn lên vai của 6 tỉnh thành Đông Nam Bộ và 11 tỉnh thành Đồng bằng sông Hồng khi 2 khu vực này đã đóng góp tới trên 70% dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2016.

Còn lại, các khu vực khác là những nơi chỉ đóng góp rất hạn chế vào tổng nguồn thu ngân sách quốc gia.

Cụ thể như các tỉnh thành Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chỉ đóng góp gần 11%; các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là trên 4,5%; các tỉnh miền núi phía Bắc là khoảng 3,6% và cuối cùng cùng là 5 tỉnh ở vùng Tây Nguyên với mức chưa đầy 1,4%.

Khoảng chừng trên dưới 50 tỉnh này thì đã có hầu hết là các tỉnh nghèo và rất nghèo. Các tỉnh này đều không thể thu đủ đề bù chi, các khoản chi thực ra là đều nhận được bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương.

Ấy thế nhưng phải nói rằng, thực trạng hiện nay là cứ các tỉnh càng nghèo thì có xu hướng chi càng “bạo tay”.

Các con số tuyệt đối tuy là bé nhưng nếu đem so sánh với số thu ngân sách thu được thì có thể thấy có những tỉnh nghèo như Điện Biên thu chỉ 1 đồng mà đã chi tới hơn 5 đồng, trong khi nộp ngân sách nhà nước như Thành phố Hồ Chí Minh thì ngược lại, thu 5 đồng mà chỉ chi có 1 đồng.

Nhìn vào biểu đồ trên đấy, có thể thấy duy chỉ nhóm gồm Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (những địa phương đóng góp cho ngân sách nhiều nhất, nằm trong nhóm 13 tỉnh thành không cần nhận sự bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương) là giữ được tỷ lệ chi/thu dưới 80%.

Các tỉnh còn lại thì có tỷ lệ chi/thu từ cao trên 100% đến rất cao như Điện Biên đã nhắc ở trên, Lai Châu thu 1 đồng mà chi hơn 3 đồng, Sơn La – tỉnh có dự án tượng Bác Hồ 1400 tỷ - thu 1 đồng chi 2 đồng hay như Hà Giang thu 1 đồng chi hơn 4 đồng và được tiến sĩ Doanh mô tả là “tỉnh nghèo, vẫn đầu tư quá lớn, kiếm hiệu quả, để lại những khoản nợ rất lớn”.

Trong buổi hội thảo, tiến sỹ Doanh cũng đã nêu một thực trạng: “có những tỉnh còn rất nghèo mà trụ sở thì rất “kinh khủng…”

Ông cũng kể ra một câu chuyện cá nhân: “Thậm chí, có trụ sở một tỉnh mà tôi không tiện nêu tên ra ở đây, có trang bị hẳn một phòng hát karaoke rất xịn. Tôi không biết phòng karaoke liệu có thuộc tiêu chuẩn của cơ quan đó không. Họ gọi cho tôi và mời tôi “cậu sang đây hát với tớ””.

Theo Vượng Lê

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên