MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nam Định: Công trình trọng điểm biến thành "công trình thế kỷ"

Bức xúc trước tiến độ thi công dự án Bệnh viện đa khoa 700 giườn quá chậm, nhiều người dân Nam Định đang đặt câu hỏi: Liệu công trình tầm cỡ khu vực này bao giờ được hoàn thành?

Dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa 700 giường của tỉnh Nam Định được triển khai năm 2005 trong sự vui mừng, phấn khởi của các cấp chính quyền và đông đảo người dân trong tỉnh. Thời điểm ấy, người ta hy vọng Nam Định sẽ được "nâng tầm" thành Trung tâm Y tế vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, hy vọng đó đang bị phai nhạt dần bởi tiến độ thi công dự án quá chậm, thậm chí một số người còn lầm tưởng "Bệnh viện 700 giường của Nam Định đã chuyển sang cho Ninh Bình".

Công trình Bệnh viện 700 giường được chia làm 3 gói thầu BVH1 (Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú - Hành chính và nghiệp vụ kỹ thuật), BVH2 (Khoa ngoại sản; nhà cầu nối giữa nhà 2 và 3; nhà cầu nối giữa nhà 2 và 4), BVH3 (Khoa nội nhi). Với gói thầu BVH1, đơn vị nhận thầu là Công ty cổ phần Xây dựng số 12 Vinaconex và Tổng Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC, thời gian hoàn thành là ngày 15/1/2011.

Song đến nay, theo Ban Quản lý xây dựng các công trình trọng điểm tỉnh Nam Định, các nhà thầu mới xây dựng xong phần thô, đang triển khai phần hoàn thiện (phần tường phía ngoài, nền và lắp đặt điện nước); hệ thống phòng cháy chữa cháy vẫn đang lắp dựng phần ống, họng nước chữa cháy. Với gói thầu BVH2, qua hơn nửa thời gian hợp đồng, nhà thầu vẫn đang triển khai thi công phần móng trong đó giá trị khối lượng mới hoàn thành chỉ đạt 1/10 giá trị hợp đồng. Còn gói thầu BVH3, tính đến trung tuần tháng 5 (sau gần 1/2 thời gian hợp đồng), đơn vị thi công cũng đang làm phần móng với giá trị khối lượng hoàn thành thực tế bằng 1/7 giá trị hợp đồng.

Bức xúc trước tình trạng trên, nhiều người dân Nam Định đang đặt câu hỏi: Liệu công trình tầm cỡ khu vực này bao giờ được hoàn thành? nên chăng các ngành chức năng cần vào cuộc mạnh hơn để công trình có ý nghĩa lớn trên không biến thành “công trình thế kỷ”.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, năm 2011 tỉnh được Trung ương giao kinh phí 175 tỷ đồng, trong đó 54 tỷ đồng thuộc vốn Trái phiếu Chính phủ để triển khai 16 hạng mục công trình xây dựng cơ bản và 46 công trình thủy lợi mang tính bức xúc ngăn mặn giữ ngọt phục vụ sản xuất, trong đó 45 công trình thủy lợi do các huyện, thành phố làm chủ đầu tư với chiều dài gần 120.000 mét, khối lượng kênh mương nạo vét khoảng 1,3 triệu mét khối, kinh phí hơn 22 tỷ đồng.

Ngoài nguồn vốn của Trung ương đầu tư, tỉnh Cà Mau sử dụng nguồn vốn cấp bù miễn thủy lợi phí đầu tư xây dựng 136 công trình thủy lợi, chia làm 3 đợt triển khai thực hiện từ năm 2010 đến nay; chủ yếu là nạo vét kênh mương, sửa chữa hệ thống cống ngăn mặn giữ ngọt và mua sắm máy móc phục vụ vận hành hệ thống thủy lợi khép kín trong toàn vùng. Thế nhưng, đến nay chỉ có 7 công trình thủy lợi được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng.

Sự chậm trễ này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của bà con nông dân.

Theo Mỹ Bình, Kim Há
Tin Tức

ngatt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên