MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tới tháng 6/2018 phải xử lý xong dự án thua lỗ kéo dài, trình đề án lập Siêu uỷ ban trong quý 1

Ngay quý I/2017, Đề án cơ cấu lại DNNN và Đề án thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Hàng loạt "deadline" được Thủ tướng giao cho các Bộ ngành để thực hiện rốt ráo công tác cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Ngày 21/02/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị quyết số 27/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.

Một trong các yêu cầu quyết liệt của Chính phủ đó là phải đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, bao gồm việc thực hiện quá trình cổ phần hóa và xử lý các dự án thua lỗ kéo dài của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

Có thể cho phá sản dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi

Đối với các dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi, Bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cần rà soát, tập hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền trước tháng 6 năm 2017.

Nghị quyết đưa ra mốc thời gian cụ thể để xử lý các dự án này. "Thực hiện xử lý theo thẩm quyền, kể cả giải pháp phá sản và hoàn thành xử lý trước tháng 6 năm 2018", nghị quyết nêu rõ.


Không loại trừ phương án phá sản đối với dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi

Không loại trừ phương án phá sản đối với dự án thua lỗ kéo dài, không có khả năng phục hồi

Trình đề án lập Siêu ủy ban trong quý I, yêu cầu cổ phần hóa xong phải lên sàn

Ngay trong quý I năm 2017, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì hoàn thiện, trình Chính phủ Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng kế hoạch và thực hiện cơ cấu lại toàn diện giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Nội dung bao gồm cơ cấu lại về sở hữu, ngành, nghề đầu tư kinh doanh và sản phẩm, cơ cấu lại tài chính và danh mục đầu tư, đổi mới công nghệ và quản lý, áp dụng quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế.

Cũng trong quý I, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hoàn thiện Đề án thành lập cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, trình Chính phủ trong quý I năm 2017. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong quý I năm 2017 danh mục cụ thể ngành nghề, lĩnh vực đầu tư nhà nước theo quy định tại Luật quản lý sử dụng vốn đầu tư nhà nước vào sản xuất kinh doanh.

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan hoàn thành việc chuyển giao các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao về SCIC trước tháng 12 năm 2017.

Các bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp, trước tháng 6 năm 2017 công bố đầy đủ danh mục doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ trên 50% sở hữu thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm kế hoạch và lộ trình thoái vốn hàng năm đảm bảo hoàn thành thoái vốn trước năm 2019.

Các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan phải thực hiện đúng kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước; có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng yêu cầu các doanh nghiệp cổ phần hóa phải đãng ký giao dịch và niêm yêt trên thị trường chứng khoán trong thời hạn một năm kê từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.

Theo Thanh Thủy

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên