MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trái ngược với diễn biến ảm đạm của thị trường, cổ phiếu VCG, SJS, VGC vẫn ngược dòng bứt phá ngoạn mục trong tuần áp chót năm 2018

Mặc dù thị trường chung không thực sự thuận lợi, nhưng vẫn xuất hiện những cổ phiếu đi ngược thị trường ấn tượng. Những cái tên đáng chú ý nhất có thể kể tới như Vinaconex (VCG), Sudico (SJS) hay Viglacera (VGC).

Tuần giao dịch áp chót năm 2018 diễn ra không thực sự tích cực với sắc đỏ bao trùm toàn thị trường. Chỉ số Vn-Index khép lại tuần giao dịch tại 921,26 điểm, giảm 4,2% so với tuần trước đó và kéo dài chuỗi giảm điểm lên 7 phiên liên tiếp.

Mặc dù thị trường chung không thực sự thuận lợi, nhưng vẫn xuất hiện những cổ phiếu đi ngược thị trường ấn tượng. Những cái tên đáng chú ý nhất có thể kể tới như Vinaconex (VCG), Sudico (SJS) hay Viglacera (VGC).

VCG tăng 4/5 phiên giao dịch tuần qua

Trong tuần giao dịch vừa qua, cổ phiếu VCG có tới 4 phiên tăng điểm và một phiên dừng ở mức tham chiếu. Kết thúc tuần, cổ phiếu VCG lên mức 26.000 đồng, tăng 21,5% so với tuần trước đó và là một trong những cổ phiếu tích cực nhất thị trường.

Trên thực tế, diễn biến tích cực của VCG đã bắt đầu từ thời điểm đầu tháng 12, khi mà SCIC, Viettel hoàn tất thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp này. Đáng chú ý, mức giá SCIC thoái vốn VCG lên tới 28.900 đồng/cp, cao hơn rất nhiều so với thị giá cổ phiếu và đây có thể là lý do cổ phiếu VCG tăng mạnh những ngày gần đây.

Vinaconex là tên tuổi lớn trong ngành xây dựng Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng có quỹ đất khá lớn. Nổi bật nhất phải kể tới dự án bất động sản với diện tích 32.696 m2 tại xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Khu đất này đang được Vinaconex triển khai dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Splendora).

Chủ đầu tư của dự án này là CTCP An Khánh JVC, trong đó Vinaconex nắm 50% vốn góp. Cuối năm 2017, doanh nghiệp này có sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông khi CTCP Địa ốc Phú Long nhận chuyển nhượng 50% vốn từ Posco E&C và trở thành đơn vị cùng Vinaconex hợp tác triển khai dự án.

Trái ngược với diễn biến ảm đạm của thị trường, cổ phiếu VCG, SJS, VGC vẫn ngược dòng bứt phá ngoạn mục trong tuần áp chót năm 2018 - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, Vinaconex cũng đang thực hiện 2 dự án cải tạo chung cư cũ tại 93, 97-99 Láng Hạ, với tổng mức đầu tư dự kiến lần lượt 949 tỷ đồng và 618,7 tỷ đồng. Đồng thời, công ty đang triển khai dự án chung cư cao 33 tầng tại 25 Nguyễn Huy Tưởng (đầu tư 637,5 tỷ đồng) và Vinata Towers (đầu tư 618,7 tỷ đồng).

SJS bứt giá phần 18% trong một tuần

Một cổ phiếu có diễn biến ấn tượng trong tuần qua là SJS với mức tăng gần 18% lên 18.100 đồng. Trong đó, SJS có tới 4 phiên tăng điểm, bao gồm 2 phiên tăng kịch trần.

Có lẽ, diễn biến tích cực của SJS thời gian qua có liên quan không nhỏ tới…VCG. Tài sản lớn nhất của SJS lúc này phải kể tới dự án Khu đô thị Nam An Khánh với giá trị tính tới cuối quý 3 khoảng 3.200 tỷ đồng, chiếm một nửa tổng tài sản công ty.

VCG cũng có dự án lớn tại An Khánh và với việc đổi chủ mới đây, dự án này nhiều khả năng sẽ được đẩy mạnh triển khai, qua đó kéo theo mặt bằng giá đất tại khu vực An Khánh gia tăng. Bên cạnh đó, khu vực An Khánh cũng đang là điểm nóng với sự xuất hiện của dự án Vinhomes Thăng Long.

Một yếu tố khác thúc đẩy giá cổ phiếu SJS có thể đến từ kỳ vọng thoái vốn của Tổng công ty Sông Đà. Kế hoạch thoái vốn này đã được nêu ra từ khá lâu, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Hiện tại, TCT Sông Đà đang là cổ đông lớn nắm giữ 36% vốn của SJS. Nếu nhìn vào sự thành công trong thương vụ SCSI thoái vốn VCG, chắc hẳn giới đầu tư cũng đang đặt nhiều kỳ vọng điều tương tự sẽ diễn ra với SJS.

Trái ngược với diễn biến ảm đạm của thị trường, cổ phiếu VCG, SJS, VGC vẫn ngược dòng bứt phá ngoạn mục trong tuần áp chót năm 2018 - Ảnh 2.

VGC bứt phá với kỳ vọng thoái vốn Nhà nước?

VGC cũng là cái tên khá nổi bật trong tuần qua khi tăng 3,4% lên 18.400 đồng. Việc VGC tăng điểm có thể cũng đến từ kỳ vọng thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp này.

Trái ngược với diễn biến ảm đạm của thị trường, cổ phiếu VCG, SJS, VGC vẫn ngược dòng bứt phá ngoạn mục trong tuần áp chót năm 2018 - Ảnh 3.

Theo CTCK Bảo Việt (BVSC), câu chuyện thoái vốn của Nhà nước là điểm nhấn đầu tư của Viglacera trong giai đoạn hiện nay và kéo dài sang năm 2019. Đợt bán đầu tiên hơn 80 triệu cp (20% cổ phần) kéo dài từ ngày 27/6/2018 đến 20/7/2018. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Xây Dựng vẫn chưa thực hiện bán thành công.

BVSC cho rằng có thể nguyên nhân chính là do nhiều nhà đầu tư khác tận dụng "điểm yếu" trong phương án thoái vốn để có thể bán được giá cao (nhà đầu tư có thể đặt bán ở mức giá từ 26.000 đồng trở xuống để có thể khớp trước số lượng bán của Bộ Xây Dựng – quy định là không thấp hơn 26.100 đồng) nên phía bên mua và Viglacera có thể đã tính toán một phương án khác hoặc chờ sang năm tới 2019 để có thể thực hiện giao dịch với toàn bộ vốn góp (53,97% cổ phần) của Bộ Xây Dựng.

Với vị thế hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và bất động sản, thì tin đồn về việc có một nhà đầu tư chiến lược có thể đầu tư chi phối cổ phiếu VGC sẽ giúp doanh nghiệp tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn và giúp giá cổ phiếu biến động tích cực.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên