MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trăm cái vạ từ miệng đi ra, kiểm soát được lời nói là phước đức một đời: 7 điều đừng bao giờ nói ra, vừa hại người vừa hại mình

18-02-2020 - 17:00 PM | Sống

Cuộc sống không phải điều gì cũng nên nói ra, tranh luận cao thấp, đúng sai bằng được. Người có trí tuệ hiểu cách xử thế, buông bỏ sự cố chấp, không giải thích nhiều, không tự phụ.

1. Không nên đánh giá người khác tốt xấu thế nào

Bởi vì tốt xấu của họ không ảnh hưởng tới miếng cơm manh áo của bạn.

Trong cuộc sống, rất nhiều người thích dùng con mắt của mình để đánh giá người khác, cho bản thân quyền tùy tiện phán xét người khác dựa trên sự chủ quan cá nhân. Kỳ thực, bạn không ở trong hoàn cảnh của người khác, nên không thể biết được những đắng cay mặn ngọt mà họ trải qua, vì thế đừng đánh giá, bình luận cuộc sống của họ một cách tùy tiện.

Mỗi người có một cuộc sống riêng. Cuộc sống của người khác ra sao, họ chọn con đường đi thế nào, người ngoài mãi mãi không thể hiểu được. Vì thế, bạn lấy tư cách gì để bình luận, đánh giá. Bạn không sống thay cuộc sống của họ, vậy hà cớ gì lại trách cứ?

2. Không nên lãng phí tiền bạc

Bởi vì ngày mai bạn không thể biết ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì.

Tất cả mọi người đều mắc sai lầm về tiền bạc trong một vài giai đoạn trong cuộc đời mình, như tiêu xài vào những thứ không cần thiết, không tiết kiệm hay là tiêu tiền theo kiểu chứng tỏ với người khác.

3. Không nên vênh váo, tự đắc

Bởi vì có thể ngày mai bạn thất thế.

Trăm cái vạ từ miệng đi ra, kiểm soát được lời nói là phước đức một đời: 7 điều đừng bao giờ nói ra, vừa hại người vừa hại mình - Ảnh 1.

Cuộc sống ngày càng phát triển thì lại càng không ít người ảo tưởng về bản thân. Họ huênh hoang, tự đắc với những gì họ đang có mà không hề nghĩ rằng "núi này cao còn có núi khác cao hơn. Biết đâu rằng ngày mai, bạn lại là người tiếp theo thất thế.

 Ngày hôm nay, dù bạn là người giỏi nhất, người giàu nhất thì cũng không bao giờ nên tự phụ. Những kẻ không biết người biết ta, khinh người không sớm thì muộn cũng sẽ phải chịu những "vố đau" do chính sự tự phụ của bản thân gây ra.

4. Không nên dựa vào người khác 

Cuộc sống có rất nhiều gánh nặng, ai cũng muốn sống nhẹ nhõm.

Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, có người bất luận là có việc hay không, đều thích đi theo người khác, cho rằng người khác có thể giải quyết mọi khó khăn của mình. Đến lúc mất đi chỗ dựa, cuộc sống của họ mất phương hướng, dễ sụp đổ. Những lúc bế tắc bạn hoàn toàn có thể nhờ sự giúp đỡ, nhưng hãy nhớ đừng quá ỉ lại nhiều lần vào sự trợ giúp của người khác. Cuộc sống có quá nhiều điều bận tâm, ai cũng muốn sống nhẹ thì ai sẽ gánh phần nặng đây?

5. Không nên làm tổn thương người khác

Nhân quả sẽ đến không sớm thì muộn.

Theo luật nhân quả, thành công hay thất bại đều có nguyên nhân sâu xa. Nếu chúng ta muốn có được nhiều kết quả tốt đẹp thì phải biết gieo nhân thiện ích giúp người cứu vật. Nhân quả ở đời vốn rất chính xác và rõ ràng, gieo nhân nào thì gặt quả ấy, không cho không ai điều gì và cũng không vô tình lấy đi của ai bất cứ điều gì mà không có sự bù đắp, trả giá.

6. Không nên quá chú tâm giải thích đúng sai

Hãy bình tĩnh sống cuộc đời của riêng mình.

Trên đời, nhiều người luôn sợ bị hiểu nhầm, luôn tìm cách để giải thích, chứng minh điều gì đó cho bản thân. Nhưng trớ trêu thay, càng giải thích thì bạn càng chứng to bản thân yếu ớt, thậm chí tự bôi nhọ mình hơn.

Là người, tốt xấu thế nào, giỏi giang bao nhiêu tự mình là người rõ nhất. Như núi cao không cần chứng minh cũng không điều gì vượt qua nó được. Biển rộng không cần lên tiếng, trăm sông vẫn đổ về nó. Mặt đất không cần khoe dày mỏng, cũng khó điều gì có thể thay thế nó làm chỗ dựa cho vạn vật trên đời. Bạn sống cuộc sống của riêng mình, không phải diễn kịch cho khán giả xem, thế nên đừng cố sức mà mệt mỏi như vậy.

Trăm cái vạ từ miệng đi ra, kiểm soát được lời nói là phước đức một đời: 7 điều đừng bao giờ nói ra, vừa hại người vừa hại mình - Ảnh 2.

7. Không nên nổi giận với người khác, "cả giận mất khôn"

Làm người mà tính khí nóng này thì ắt phúc phận cũng giảm. Người xưa thường nói "cả giận mất không". Người hay nóng nảy chỉ nhìn thấy điểm xấu của người khác mà ít khi soi xét bản thân, càng không thể thấy cái tốt đẹp của đối phương. Người như vậy sẽ khó mà biết đủ, càng khó mà có được hạnh phúc.

Có thể hiện tại bạn cảm thấy vô cùng khó chịu, muốn thể hiện ngay sự tức giận của mình. Nhưng khi vượt qua thời điểm đó, nhìn lại bạn sẽ phát hiện hóa ra sự việc đó cũng chẳng là gì. Chúng ta phàn nàn cuộc sống quá bất công, nhưng kỳ thực, cuộc sống căn bản không biết bạn là ai.

Hoàng Lan

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên