MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Treo" dai dẳng gần 2 thập kỷ, dự án làng đại học Đà Nẵng sẽ đi về đâu?

29-08-2016 - 11:14 AM | Bất động sản

Sau gần 20 năm triển khai, đến nay mới có bốn công trình được xây dựng, trên diện tích 25 ha còn lại dự án vẫn “trùm mền” khiến đời sống hàng trăm hộ dân đảo lộn, đất đai bị bỏ hoang, đồng khô cỏ cháy.

Được biết, dự án làng Đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung tại Quyết định số 1057/1997/QĐ-TTg vào ngày 9/12/1997 với với quy mô đào tạo đến năm 2010 là 30.000 sinh viên hệ chính quy và diện tích sử dụng đất là 300ha; trong đó, Đà Nẵng có 110ha (thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn) và Quảng Nam có 190ha (thuộc xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn).


Đất bỏ hoang lâu năm đang trở nên hoang hoá

Đất bỏ hoang lâu năm đang trở nên hoang hoá

Trên phần diện tích đất 110ha ở thành phố Đà Nẵng, sau nhiều năm không triển khai xây dựng và được thống nhất chung, vào năm 2004, UBND thành phố đã quyết định cắt 10ha đất để xây dựng Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn.

Đến năm 2009, cắt thêm 3,5ha đất giáp đường Trần Đại Nghĩa để mở rộng trường này. Hiện diện tích đất của Dự án Làng Đại học Đà Nẵng ở địa phận Đà Nẵng chỉ còn 96,5ha.

Đến thời điểm này, ngoài Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn được thành phố Đà Nẵng đưa vào xây dựng tại Làng Đại học, Đại học Đà Nẵng mới chỉ xây dựng được Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin, Khoa Y - Dược và khu ký túc xá dành cho sinh viên (gồm: khu nhà học A2, A3, A4 và 2 khối nhà ký túc xá) trên tổng diện tích đất quy hoạch 25,4ha, trong đó, mới hoàn thành giải phóng mặt bằng 23,1ha.

Trên phần diện tích đất 190ha thuộc tỉnh Quảng Nam, trong giai đoạn năm 2003 - 2005, do chưa được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, Đại học Đà Nẵng đã sử dụng kinh phí tự bổ sung để tiến hành xây dựng một khu tái định cư với diện tích là 1,02ha với kinh phí đầu tư 1,66 tỉ đồng.

Tuy nhiên, chỉ có 2 hộ dân được bố trí tái định cư tại chỗ, việc xây dựng khu tái định cư không thể thực hiện được. Cũng có hơn 100 hộ dân có nhà và đất trên đường bao đã được thực hiện xong việc kiểm định, áp giá đền bù nhưng không có kinh phí để chi trả.


Dự án hiếm hoi nhất trong khu vực đang được tái khởi công sau nhiều năm bất động

Dự án hiếm hoi nhất trong khu vực đang được tái khởi công sau nhiều năm "bất động"

Đến nay, đã qua gần 20 năm, công tác thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng trên phần diện tích 190ha đất thuộc tỉnh Quảng Nam vẫn chưa được triển khai. Được biết, ĐH Đà Nẵng đã xúc tiến huy động vốn cho dự án Làng ĐH Đà Nẵng từ rất nhiều nguồn. Song, nguồn vốn nước ngoài tuy được đặt nhiều kỳ vọng vẫn chưa có được tín hiệu khả quan nào.

Tiếp xúc với nhiều hộ dân đang sinh sống lay lắt trong khu dự án, được biết hiện có hơn 40 hộ dân chung quanh đây đã thấp thỏm chờ đợi cả chục năm nay rồi. Trong khi đất đã quy hoạch nên sản xuất hầu như ngưng trệ, người dân không thế chấp được tài sản để vay vốn đầu tư; nhà cửa xuống cấp, dột nát cũng không được xây dựng lại; đời sống gia đình bị xáo trộn, ai nấy hoang mang...

"Hiện giờ chúng tôi cứ phải sống và kinh doanh nhỏ lẻ nhờ vào số lượng sinh viên ở đây như vậy, chứ biết khi nào được nhận tiền đền bù giải toả. Nhiều năm nay rồi, cơ quan chức năng đến đo đạc, đưa ra lời hứa nhưng rồi đâu lại vào đấy", chị Hạnh - một người dân sống cạnh trường Cao đẳng Công nghệ thông tin, nói.

Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, dự án Làng Đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư. UBND TP Đà Nẵng đã kiến nghị với Chính phủ đề nghị sớm triển khai phần còn lại của dự án và báo cáo trực tiếp Thủ tướng trong dịp làm việc với thành phố trong thời gian tới.

Trong khi đó, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cũng cho hay, dự án Làng Đại học Đà Nẵng sẽ được UBND thành phố đưa vào nội dung chuẩn bị làm việc với Thủ tướng trong thời gian tới.

Cụ thể, Đà Nẵng sẽ kiến nghị chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh lại quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế (tiếp tục thực hiện quy hoạch, điều chỉnh hoặc xoa bỏ quy hoạch nếu thấy không còn phù hợp). Nếu tiếp tục thực hiện quy hoạch thì cần có kế hoạch phân kỳ đầu tư cụ thể.

Cận cảnh dự án "treo" gần hai thập kỷ


Dự án trường cao đẳng Y - Dược đang trong quá trình thi công

Dự án trường cao đẳng Y - Dược đang trong quá trình thi công


Dự án kỳ vọng là nơi tập trung các trường thành viên, các trung tâm nghiên cứu, với quy mô đào tạo lên đến 30.000 sinh viên. Tuy nhiên, đến nay chỉ có một vài đơn vị đầu tư cầm chừng

Dự án kỳ vọng là nơi tập trung các trường thành viên, các trung tâm nghiên cứu, với quy mô đào tạo lên đến 30.000 sinh viên. Tuy nhiên, đến nay chỉ có một vài đơn vị đầu tư cầm chừng

Các tuyến đường nội bộ dẫn vào khu vực dự án rộng hàng trăm héc-ta vẫn còn ngỗn ngang


Đất sạch đã được chuẩn bị nhưng vắng bóng nhà đầu tư

Đất "sạch" đã được chuẩn bị nhưng vắng bóng nhà đầu tư


Hàng chục hộ dân vẫn sinh sống lay lắt qua ngày chờ nhận đền bù

Hàng chục hộ dân vẫn sinh sống lay lắt qua ngày chờ nhận đền bù


Tiến độ “rùa bò” dự án, khiến người dân, địa phương bức xúc, xót ruột.

Tiến độ “rùa bò” dự án, khiến người dân, địa phương bức xúc, xót ruột.


Kết thúc giai đoạn 1, dự án triển khai 1,15km/3,5km tường bao, 1 khu tái định cư hơn 1 ha trên địa bàn Quảng Nam. Nhưng chỉ có 2 hộ dân được bố trí ở dưới dạng định cư tại chỗ, trên 100 hộ khác khu vực đất trên vị trí đường bao được kiểm đếm, áp giá đến bù nhưng thiếu tiền chi trả.

Kết thúc giai đoạn 1, dự án triển khai 1,15km/3,5km tường bao, 1 khu tái định cư hơn 1 ha trên địa bàn Quảng Nam. Nhưng chỉ có 2 hộ dân được bố trí ở dưới dạng định cư tại chỗ, trên 100 hộ khác khu vực đất trên vị trí đường bao được kiểm đếm, áp giá đến bù nhưng thiếu tiền chi trả.


Trong lúc đó, bên trong khu vực quy hoạch xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng, tình trạng sang nhượng đất, xây dựng nhà trái phép lại diễn ra phức tạp.

Trong lúc đó, bên trong khu vực quy hoạch xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng, tình trạng sang nhượng đất, xây dựng nhà trái phép lại diễn ra phức tạp.


Dân nằm trong diện quy hoạch treo, không thể sửa nhà, cơi nới, mỗi mùa bão lũ, thiên tai, nhà cửa bị hư hại không thể sửa chữa. Họ xin không được thì phải cơi nới trái phép.

Dân nằm trong diện quy hoạch treo, không thể sửa nhà, cơi nới, mỗi mùa bão lũ, thiên tai, nhà cửa bị hư hại không thể sửa chữa. Họ xin không được thì phải cơi nới trái phép.


“Tôi nhận thông báo cắm bảng từ năm 1997 đến giờ vẫn chưa thấy kiểm định hay thông báo thu hồi đất. Muốn tách khẩu lên phường buộc phải có nhà ở, nhưng lại không xin được giấy phép xây dựng”, một hộ dân cho biết.

“Tôi nhận thông báo cắm bảng từ năm 1997 đến giờ vẫn chưa thấy kiểm định hay thông báo thu hồi đất. Muốn tách khẩu lên phường buộc phải có nhà ở, nhưng lại không xin được giấy phép xây dựng”, một hộ dân cho biết.


Khuôn viên vắng lặng của một trường đại học

Khuôn viên vắng lặng của một trường đại học


Hai bên đường dẫn vào trường Cao đẳng Công nghệ thông tin đã có hàng trăm ngôi nhà cấp 4 mọc lên trái phép với các dịch vụ ăn theo trước cổng trường để phục vụ sinh viên...

Hai bên đường dẫn vào trường Cao đẳng Công nghệ thông tin đã có hàng trăm ngôi nhà cấp 4 mọc lên trái phép với các dịch vụ ăn theo trước cổng trường để phục vụ sinh viên...

Đăng Khải

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên