MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trực tiếp]: Bị cáo Giang Kim Đạt bị đề nghị mức án tử hình

18-02-2017 - 10:36 AM | Xã hội

VKS đề nghị tuyên Trần Văn Liêm chung thân, Giang Kim Đạt tử hình, Trần Văn Khương 20 năm tù. Đối với Giang Văn Hiển bị Viện KS đề nghị 8-9 năm tù

16:47 ngày 18/02/2017

LS bào chữa cho bị cáo Trần Văn Liêm bắt đầu phần bào chữa bảo vệ thân chủ.

Theo cơ quan tố tụng, trong các hành vi, bị cáo Trần Văn Liêm đã thống nhất với các thuộc cấp lấy tiền hoa hồng mua 3 tàu và gửi giá cước cho thuê 9 tàu. Công tố viên tại tòa khẳng định, cựu TGĐ giữ vai trò chỉ đạo trong vụ án này.

Số tiền chiếm đoạt các bị cáo để ngoài hợp đồng, không quyết toán vào dự án mua tàu, không hạch toán vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinashinlines. Bị cáo cũng được hưởng lợi hơn 3 tỷ đồng. Ngoài ra còn được có một số bất động sản được cơ quan tố tụng xác định mua từ tiền thu lợi từ hoa hồng và chênh lệch giá tàu.

Theo quan điểm của LS, việc công tố viên cho rằng bị cáo Liêm giữ vai trò chỉ đạo, thống nhất là oan sai. Luận của LS viện dẫn đưa ra một số tình tiết của vụ án, lời khai của Giang Kim Đạt cho rằng không có cơ sở, chứng cứ để chứng minh cựu TGĐ Trần Văn Liêm có vai trò chỉ đạo trong vụ án tham ô 16 triệu USD này.

Về việc liên quan đến yêu cầu bị cáo Liêm phải bồi thường, theo LS bị cáo đã không được tư lợi trong vụ án. Số tiền Đạt chuyển cũng đã được dùng để lo cho “anh em” trong công ty, tuy nhiên không có giấy tờ chứng minh. Các tài sản được cơ quan tố tụng liệt kê là sử dụng tiền tham ô để mua như đất ở Nha Trang, căn hộ ở Saigon Pearl, ô tô Mercedes… theo luận cứ của LS, đó là quan hệ dân sự giữ Trần Văn Liêm và bố con Giang Kim Đạt chứ không phải là trách nhiệm hình sự của Trần Văn Liêm với Vinashinlines.

Các lập luận của LS đưa ra đề nghị xem xét giảm án cho bị cáo. LS cũng cho rằng và chỉ phải chịu trách nhiệm liên quan đến số tiền 40.000 USD. Đề nghị giải tỏa kê biên tài sản để thực hiện bồi thường liên quan đến vụ án. Phong tỏa giao dịch đối với chiếc Mercedes.

16:14 ngày 18/02/2017

Bổ sung quan điểm bào chữa cho Giang Kim Đạt, LS thứ 3 của Giang Kim Đạt đề nghị HĐXX việc loại từ các hợp đồng mà thời điểm cựu quyền trưởng phòng không làm việc tại Vinashinlines.

Ngoài ra, LS cũng đề nghị xem xét lại số tiền nhận của bị cáo Giang Kim Đạt có phải là tiền hoa hồng hay hưởng chênh lệch giá cho thuê tàu hay không vì có những lần đối tác gửi vào tài khoản của Giang Văn Hiển – bố Giang Kim Đạt lớn gấp 10 lần tỉ lệ có thể được hưởng so với giá thuê tàu. Vậy đó là tiền gì?, LS đề nghị được làm rõ.

15:59

LS thứ hai của Giang Kim Đạt cũng đề nghị trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ án.

LS thứ hai của bị cáo Giang Kim Đạt đưa quan điểm bào chữa của mình liên quan đến vấn đề tố tụng, thẩm quyền điều tra vụ án.

Đi vào chi tiết hành vi của bị cáo Giang Kim Đạt, phân tích của LS cho hay, số tiền bị cáo hưởng lợi không phải là tiền của Vinashinlines.

Một trong những căn cứ của LS đưa ra là phương pháp tính toán theo tỉ lệ phần trăm hoa hồng trong mua tàu. LS đặt câu hỏi, bị cáo Đạt mua 8 tàu nhưng tại sao lại chỉ được hoa hồng 3 tàu?.

Các căn cứ lập luận của LS cho rằng không có căn cứ xác định số tiền 260 tỷ đồng là của Vinashinlines....

15:25

Lập luận của LS cũng đi vào một số chi tiết các hợp đồng mua tàu, số tiền các bị cáo nhận được. Trong các viện dẫn của mình LS cho rằng hành vi của các bị cáo có chăng là lợi dụng chức vụ, quyền hạn?

14:54

LS đề nghị làm rõ có hay không việc Trần Văn Liêm đàm phán tiền hoa hồng. Làm rõ vấn đề này thì sẽ xác định được vai trò của Giang Kim Đạt.

14:46

LS cũng nói đến việc làm thế nào Đạt có thể chiếm đoạt được số tiền hơn 260 tỷ đồng, thì phải có cơ chế, và vấn đề này cần làm rõ.

LS cũng đề nghị làm rõ kẽ hở nào để có thể chiếm đoạt số tiền lớn như vậy. Theo LS một mình Đạt không thể ra quyết định việc mua tàu và định giá cước.

LS cũng nêu ý kiến cần làm rõ số tiền chiếm đoạt có phải của Vinashinlines?

Mở đầu phần bào chữa, LS Phan Trung Hoài bắt đầu phần nào chữa.

LS nêu quan điểm dấu hiệu chủ thể tội phạm liên quan đến tội tham ô tài sản. Theo lý luận của LS, Giang Kim Đạt không phải là chủ thể của tội phạm tham ô tài sản, vì Đạt có thời gian làm việc ngắt quãng tại Vinashinlines. LS đề nghị VKS tranh luận để làm rõ, Đạt giữ chức năng nhiệm vụ tại công ty trong giai đoạn xảy ra vụ án.

Theo đó, VKS đề nghị tuyên Trần Văn Liêm chung thân, Giang Kim Đạt tử hình, Trần Văn Khương 20 năm. Đối với Giang Văn Hiển bị Viện KS đề nghị 8-9 năm tù.

14:25

Bị cáo Khương chiếm đoạt hơn 1 tỷ đồng, thực hiện để tiền ngoài sổ sách. Bị cáo thể hiện vai trò tích cực trong tội tham ô tài sản.

Bị cáo Giang Văn Hiển nhận thức được việc nhận tiền bất chính của con trai nhưng vẫn thực hiện.

Trong vụ án này bị cáo Liêm giữ vai trò chính. Bị cáo chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng. Giang Kim Đạt giữ vai trò đồng phạm tích cực, chiếm đoạt số tiền gần 250 tỷ đồng. Bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường cho Vinashinlines.

14:24

Theo VKS, đây là vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tiền thuộc sở hữu của Nhà nước.... theo Viện KS cầm phải có mức án nghiêm khắc đối với các bị cáo.

Theo công tố viên,bcáo trạng truy tố các bị cáo là có căn cứ, có cơ sở, đúng người, đúng tội.

Bị cáo Trần Văn Khương cơ quan tố tụng cũng xác định được chỉ đạo đưa tiền hoa hồng ra ngoài sổ sách. Khương cũng hưởng lợi một phần trong số tiền 260 tỷ đồng.

Việc thay đổi lời khai của Giang Văn Hiển không có cơ sở.

Trong vụ án này, Liêm giữ vai trò chính. Đạt và các bị cáo khác giữ vai trò giúp sức tích cực.

Đối với lời khai của Giang Kim Đạt tại tòa không có căn cứ. Lời khai của các bị cáo liên quan khẳng định việc Đạt hưởng lợi trong nhận hoa hồng và chênh lệch giá mua tàu. Số tiền này cũng được đưa cho Trần Văn Liêm 150.000 USD.

Bị cáo Trần Văn Khương cơ quan tố tụng cũng xác định được chỉ đạo đưa tiền hoa hồng ra ngoài sổ sách. Khương cũng hưởng lợi một phần trong số tiền 260 tỷ đồng.

14:19

Đối với bị cáo Trần Văn Liêm, theo Viện KS, có đủ chứng cứ truy tố bị cáo tội Tham ô tài sản. Số tiền không trực tiếp chuyển cho Liêm mà thông qua tài khoản của bố Giang Kim Đạt. Số tiền này bị cáo Liêm đã mua một số bất động sản và ô tô Mercedes

14:13

Theo VKS tại tòa các bị cáo thay đổi lời khai, trong đó bị cáo Hiển thay đổi hoàn toàn lời khai. Tuy nhiên các bị cáo lại không đưa ra được chứng cứ gì.

14:09

Chủ tọa tuyên bố, kết thúc phần xét hỏi và chuyển sang phần tranh luận. Mở đầu phần tranh luận, VKS đưa ra quan điểm về vụ án.

14:09

Sau câu hỏi của chủ tọa với đại diện của Vinalines, các LS tham gia xét liên quan đến nhân thân của các bị cáo và một số vấn đề liên quan.

14:05

Phiên tòa chiều nay tiếp tục làm việc. Mở đầu phiên tòa, chủ tọa hỏi đại diện Vinalines.

Theo chủ tọa, cách đây ít phút nhận được đơn của Vinalines đề nghị dự phiên tòa với tư cách nguyên đơn dân sự.

Trả lời chủ tọa, vị đại diện cho biết, quan điểm của Vinalines thì tiền thu hồi trong vụ án phải trả cho Vinalines vì họ phải gánh nguyên trạng nợ nần của Vinashinlines.

11:21 ngày 18/02/2017

Tòa tạm nghỉ, chiều về tiếp tục làm việc.

10:56 ngày 18/02/2017

Về vấn đề liên quan số tiền trong vụ án, tại tòa TGĐ Vinashinlines nêu đề nghị, nếu các bị cáo bồi thường thì trước mắt là chuyển về cho Vinashinlines quản lý. Còn số tiền này xử lý như thế nào thì chờ chỉ đạo trực tiếp từ cơ quan chủ quản.

Như vậy, đến thời điểm này về các khoản tiền bồi thường nếu có liên quan đến vụ án tham nhũng tại Vinashinlines có ba đơn vị đứng ra nhận số tiền bồi thường nếu có trong vụ án này là: Vinashinlines, Vinashin và Vinalines.

10:55 ngày 18/02/2017

Bị cáo Trần Văn Liêm – cựu TGĐ Vinashinlines
Bị cáo Trần Văn Liêm – cựu TGĐ Vinashinlines

10:53

Cựu phó GĐ Vinashinlines Nguyễn Văn Hải cũng trả lời thẩm vấn LS liên quan đến hợp đồng mua tàu. Do thời gian xảy ra lâu, ông không nhớ trong hợp đồng mua tàu có điều khoản liên quan đến hoa hồng hay không. Ông Hải nắm giữ chức vụ Phó GĐ Vinashinlines thời điểm xảy ra vụ việc.

10:40

Tiếp tục diễn biến xét hỏi, trả lời LS quy định về hoa hồng, đại diện Vinashin trình bày, hiện chưa tìm thấy quy định pháp luật về hoa hồng, nhưng văn bản của Bộ Tài chính vừa công bố tại tòa đã trả lời tất cả câu hỏi của LS. Về quy chế nội bộ công ty, bà đại diện Vinashin không biết nhưng quy chế nội bộ cũng phải dựa trên cơ sở pháp luật chứ không thể trái quy định pháp luật.

Theo bà Ánh Nguyệt, tổng số tiền hơn 48 triệu USD và hơn 73 tỷ VNĐ, Vinashinlines đang nợ VFC – công ty tài chính của Vinashin để mua 8 con tàu. Việc một số tàu như Tiger mua 15 triệu USD sau 6 tháng bán 20 triệu USD… bà Nguyệt không biết.

10:11

Trả lời HĐXX về số tài sản liên quan đến vụ án, bà Nguyễn Thị Ngân – vợ của bị cáo Hiển cho biết, trong gần 40 bất động sản được kê khai tất cả đều đứng tên hai vợ chồng. Nguồn tiền từ đâu, bà Ngân không hay biết. Là người nội trợ nên chồng bảo ký thì bà ký.

Về bất động sản đứng tên bà ở Anh, người phụ nữ này cho hay mình không biết. “Tôi không mua nhà ở bên Anh, ở đâu mọc lên tôi không biết được”, bà Ngân trình bày.

09:57

Tiếp tục diễn biến của phiên tòa, HĐXX đề nghị vợ của bị cáo Trần Văn Liêm – cựu TGĐ Vinashinlines trả lời câu hỏi liên quan đến chiếc xe Mercedes.

Vợ của bị cáo Trần Văn Liêm cho biết, nguồn gốc chiếc xe ô tô Mercedes mua khi cựu TGĐ đi công tác ở Đức. Giá khoảng 10.000 USD và cũng bà cũng đưa tiền mua xe cho Giang Kim Đạt. “Bản thân tôi đi nộp thuế trước bạ. Xe này là tiền của gia đình tôi”, vợ cựu TGĐ khai.

Hiện nay chiếc xe này đã được chuyển nhượng nhưng do quen biết nên không sang tên. Khi sang tên thì tạm ngừng giao dịch vì được cho liên quan đến vụ án. Hiện vợ của bị cáo Liêm đang quản lý chiếc xe này.

Vợ của bị cáo Liêm đề nghị tòa xem xét thấu đáo để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Tài liệu tố tụng cho biết, cuối năm 2007, cựu TGĐ chỉ đạo Giang Kim Đạt mua một ô tô 4 chỗ hiệu Mercedes để sử dụng cá nhân.

Nguồn tiền 57.000 USD mua xe được rút từ tài khoản do Giang Kim Hiển đứng tên. Số tiền trong tài khoản này được cơ quan tố tụng xác định là khoản tiền nhận hoa hồng từ mua tàu và cho thuê tàu.

09:37

Không có mặt tại phiên tòa nhưng Bộ Tài chính có công văn trả lời liên quan đến hoa hồng.

Theo giải thích của Bộ Tài chính, các khoản hoa hồng liên quan đến mua tàu, thuê tàu không được hoạch toán là trái quy định của pháp luật.

Trường hợp quà biếu, tặng phát sinh từ mua tàu, cho thuê tàu (giá trị quà biếu tặng theo quy định của pháp luật) phải được hoạch toán vào thu nhập khác của công ty.

Trước đó, tòa cũng đã tiến hành triệu tập nhưng do bận công tác, đại diện Bộ Tài chính đã không có mặt trực tiếp tại phiên tòa. LS cũng yêu cầu tòa triệu tập Bộ Tài chính để làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ án.

09:36

Cũng trả lời câu hỏi liên quan, ông Bùi Xuân Khôi, đại diện Tổng Công ty hàng hải (Vinalines), cho biết, thời điểm xảy ra vụ án Vinashinlines không thuộc tổng công ty. Tháng 6/2010 theo quyết định 926 của Thủ tướng Chính phủ, công ty này được chuyển về Vinalines. Vinalines phải nhận toàn bộ nợ và phải trả nợ cho Vinashinlines. Tổng số tiền nợ của công ty này mà Vinalines đang phải gánh là hơn 6.000 tỷ đồng. Do đang phải gánh nghĩa vụ với Vinashinlines nên đại diện của Vinalines đề nghị các khoản tiền thu hồi được trong vụ án phải chuyển trả cho Vinalines.

Đáp lại, bà Nguyệt cho biết, do thời điểm chuyển giao, Vinalines phải trả cho Vinashin một khoản tiền nhưng đến nay vẫn chưa trả hết nên việc thu hồi các khoản tiền trong vụ án này đề nghị tuyên trả cho Vinashin và sau đó hai bên sẽ có thỏa thuận.

09:28

Nói về thiệt hại liên quan đến mua tàu của Vinashinlines, bà Nguyệt cho biết, Vinashinlines là đơn vị trực tiếp bị thiệt hại, Vinashin bị thiệt hại gián tiếp. Theo số liệu VFC cung cấp thì Vinashinlines đang nợ 48 triệu USD và 73 tỷ VNĐ. Đó là tính tiền gốc. Hiện khả năng thu hồi số tiền này rất khó.

Vụ việc xảy ra trong giai đoạn 2006- 2009, Vinashinlines đang thuộc Vinashin nên đại diện đơn vị này yêu cầu thu hồi tiền thiệt hại và bồi thường (nếu có) cho Vinashin.

"Khoản tiền 260 tỷ đồng tiền hoa hồng và chênh lệch giá thuê tàu, cá nhân có được hưởng?" chủ tọa đặt câu hỏi.

Bà Nguyệt cho hay, mọi hoạt động đều hoạch toán về Vinashinlines, cá nhân không được hưởng. Lợi nhuận từ số tiền 260 tỷ đồng này có được xuất phát từ chức vụ của Đạt tại công ty, nếu không phải là người Vinashinlines thì Đạt sẽ không có lợi nhuận này.

Bà Nguyệt đề nghị các khoản tiền thu hồi trong vụ án này được chuyển về cho Vinashin.

09:19

Theo đại diện ủy quyền của Vinashin, bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt trình bày, thời điểm xảy ra vụ việc, Vinashinlines thuộc sở hữu 100% của Vinashin.

Tiền mua tàu của Vinashinlines được Vinashin phụ trách và ủy thác cho vay thông qua VFC. Do vậy Vinashinlines phải chịu trách nhệm trả lãi và gốc cho VFC.

“Từ năm 2006 những hoạt động mua bán tàu và cho thuê tàu, lợi nhuận hay thua lỗ”, chủ tọa đặt câu hỏi.

Đại diện Vinashin từ chối trả lời câu hỏi.

Chủ tọa to tiếng, là đại diện ủy quyền của Vinashin tại phiên tòa thì phải trả lời được các câu hỏi của HĐXX. Theo chủ tọa: “Không trả lời thì phải điện về TGĐ có mặt, nếu không chúng tôi có biện pháp để TGĐ của bà có mặt. Đã ủy quyền thì phải trả lời”.

09:06 ngày 18/02/2017

Bị cáo Giang Kim Đạt
Bị cáo Giang Kim Đạt

08:53

Phiên tòa sáng nay tiếp tục thẩm vấn. Các bị cáo tiếp tục được cách ly. Tòa yêu cầu Tổng công ty công nghiệp tàu thủy (Vinashin) trả lời câu hỏi.

08:52

Theo cáo trạng, thời gian lãnh đạo Vinashinlines, Trần Văn Liêm và thuộc cấp đã thực hiện thỏa thuận với đối tác để nhận hoa hồng trong việc mua tàu, cho thuê tàu… để bỏ ngoài sổ sách khoảng 260 tỷ đồng.

Để nhận số tiền này, bị cáo Giang Văn Hiển – bố đẻ của Giang Kim Đạt đã 22 tài khoản ngoại tệ tại 4 ngân hàng. Các đối tác của Vinashinlines đã 92 lần chuyển tiền vào các tài khoản.

Ngoài việc chia tiền mặt, các bị cáo còn sử dụng tiền để ngoài sổ sách kế toán của Vinashinlines mua bất động sản, sắm phương tiện cá nhân đắt tiền.

Ba bị cáo: Trần Văn Liêm – cựu TGĐ, Trần Văn Khương – cựu kế toán trưởng và Giang Kim Đạt – cựu quyền trưởng phòng kinh doanh.

Vinashinlines bị truy tố tội Tham ô tài sản. Bị cáo Giang Văn Hiển – bố đẻ của Giang Kim Đạt bị truy tố tội Rửa tiền.

08:22

Phiên tòa xét xử đại án tham nhũng tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) bước sang này làm việc thứ 3.

Trong ngày hôm qua, phiên tòa dành trọn ngày thẩm vấn Giang Kim Đạt – cựu quyền trưởng phòng của Vinashinlines và Giang Văn Hiển – bố đẻ của Giang Kim Đạt liên quan đến số tiền 16 triệu USD.

Tại phiên tòa công khai, lời khai của hai bố con cựu quyền trưởng phòng mâu thuẫn nhau khi Giang Kim Đạt khẳng định số tiền 16 triệu USD (tương đương hơn 260 tỷ đồng) là do đối tác chuyển cho mình vào tài khoản của bị cáo Giang Văn Hiển. Anh ta gọi đó là “lệ phí môi giới”.

Trong khi đó, bị cáo Giang Văn Hiển bác tòa bộ lời khai của con trai và cho rằng, số tiền này là các đối tác chuyển cho ông ta. Số tiền này là của Giang Văn Hiển không liên quan đến con trai mình. Bị cáo Giang Văn Hiển cho rằng, những đối tác giao dịch với Vinashinlines là mối làm ăn cũ. Ông ta yêu cầu họ nếu làm ăn với Vinashinlines – nơi Giang Kim Đạt làm việc thì phải chuyển tiền môi giới vào tài khoản của mình.

Việc sử dụng số tiền 16 triệu USD, Giang Văn Hiển khai sử dụng tất cả vào việc đầu tư bất động sản ở quận 3, TP.HCM và Nha Trang. Trong số những bất động sản, nhà đất được kê khai theo tài liệu tố tụng, ngoài hai nhóm trên còn lại là do ông ta bỏ tiền tích cóp ra để mua.

08:11

Trong phiên toà xét xử đại án tham nhũng tại Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương (Vinashinlines) ngày hôm qua, Tòa đã dành trọn vẹn một ngày để HĐXX và các LS tham gia tranh tụng tại phiên tòa thẩm vấn bị cáo Giang Kim Đạt – cựu quyền trưởng phòng kinh doanh Vinashinlines và bị cáo Giang Văn Hiển – bố của Đạt về khoản tiền 16 triệu USD được cơ quan tố tụng xác định là khoản tiền hoa hồng mua 3 tàu Vinashin Summner, Vinashin Island và Vinashin Phoenix và tiền chênh lệch giá cho thuê 9 con tàu của Vinashinlines.

Theo PV

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên