MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc và cuộc chiến quặng sắt

09-05-2016 - 12:45 PM | Tài chính quốc tế

Sắt là một trong những nguyên tố phổ biến nhất thế giới, chiếm khoảng 5% lớp vỏ Trái Đất. Nhưng có một nơi mà thứ kim loại này gần như không bao giờ đủ đó là Trung Quốc.

Bắt đầu từ khoảng năm 1.200 trước công nguyên, sắt bắt đầu dần thay thế cho đồng, trở thành một kim loại được lựa chọn để đóng các đồ dùng và sản xuất vũ khí ở châu Âu và Trung Đông, khởi đầu cho "thời kỳ đồ sắt".

Đến khoảng giữa thế kỉ 19, nhiều mỏ khoáng sản lớn đã được phát hiện tại Mỹ và Úc, tiếp tục mở ra một kỷ nguyên mới, kỉ nguyên khai thác thương mại thúc đẩy công nghiệp phát triển. Người Úc từng lo ngại rằng nguồn dự trữ của đất nước họ chỉ có giới hạn. Tuy nhiên, qua quá trình tìm kiếm và phát hiện từ những năm 1950, nước Úc biết rằng họ đã nắm giữ khoảng 1/4 lượng quặng sắt trên thế giới, tiếp sau đó là Brazil với 17%.

Cho đến trước năm 2010, giá kim loại này vẫn được thiết lập chủ yếu thông qua các hợp đồng hằng năm tại những cuộc đàm phán riêng giữa các nhà cung cấp và khách hàng lớn của họ và chủ yếu là ở Nhật Bản. Cách thức này bị phá vỡ khi mức giá phân phối trực tiếp tăng lên quá cao so với mức trung bình hằng năm. Hiện tại các hợp đồng ngắn hạn sử dụng giá tham chiếu được thiết lập hằng ngày. Thị trường tiêu thụ cho quặng sắt đạt 225 tỉ USD/ năm được xem là cao hơn bất kì một loại hàng hóa nào, ngoại trừ dầu và khí đốt.

Thừa hay thiếu đều do Trung Quốc

Sắt là một trong những nguyên tố phổ biến nhất thế giới, chiếm khoảng 5% lớp vỏ Trái Đất. Nhưng có một nơi mà thứ kim loại này gần như không bao giờ đủ đó là Trung Quốc. Thế nên khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ tại đây, Trung Quốc đã bắt đầu nhập khẩu một lượng quặng sắt khổng lồ để sản xuất thép, thứ vật liệu cần thiết cho việc xây dựng các nhà máy, các tuyến đường cao tốc và các nhà cao tầng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của nước này, một cuộc chạy đua săn lùng mang tính "lịch sử" từ khắp mọi nơi trên thế giới đã bắt đầu, đẩy mức giá của thứ kim loại này lên cao ngất trời. Hiện tại khi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chững lại thì sự bùng nổ này xem ra đã bị giảm nhiệt, kéo theo đó là quặng sắt đã bị sụt giá.

Cuối năm ngoái, giá quặng sắt đã rớt xuống hơn 1/4 so với mức đỉnh lập năm 2011. Đến đầu năm 2016, giá bắt đầu phục hồi phần nào sau khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phát tín hiệu rằng họ sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nhiều nhà phân tích lại dự đoán tình hình này sẽ chỉ cầm cự được trong một thời gian ngắn ngủi.


Thời kỳ bùng nổ và thoái trào của giá quặng sắt trùng khớp với những giai đoạn bùng nổ và suy giảm của kinh tế Trung Quốc

Thời kỳ bùng nổ và thoái trào của giá quặng sắt trùng khớp với những giai đoạn bùng nổ và suy giảm của kinh tế Trung Quốc

Ngoài ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục tiêu thụ hơn 2/3 sản lượng quặng sắt xuất khẩu trên thế giới nhưng lại sản xuất ra một nửa số thép toàn cầu. Cho rằng nhu cầu về thép trong nước của Trung Quốc đã lên đến đỉnh điểm, nhiều nhà phân tích đổ lỗi cho Trung Quốc đã làm cho thị trường bị dư cung vì lượng thép mà nước này xuất khẩu ra ngoài trong năm 2015 đã tăng trưởng tới 20%. Nhiều nước kêu ca rằng các nhà máy thép quốc doanh của Trung Quốc đang bán phá giá thép một cách bất hợp pháp trên thị trường thế giới.


Tỷ trọng sản xuất thép của các nước trên thế giới. Sản lượng của Trung Quốc đã tăng đột biến trong giai đoạn 2000 - 2010

Tỷ trọng sản xuất thép của các nước trên thế giới. Sản lượng của Trung Quốc đã tăng đột biến trong giai đoạn 2000 - 2010

Những nhà sản xuất kim loại lớn ở Brazil và Australia đang gây áp lực cho các đối thủ có giá cao hơn đến từ Thụy Điển, Nam Phi hay Iran. Ngược lại, các đối thủ bé hơn đã đổ lỗi cho công ty khai khoáng Vale của Brazil và 2 "gã khổng lồ" trong ngành đến từ Úc là Rio Tinto và BHP Billiton vì đang góp phần làm thị trường cung ứng toàn cầu rơi vào tình trạng "thừa cung".

Ở Australia, sự sụt giá quặng nhanh chóng đã gây nên một cuộc tranh luận về việc liệu có phải quốc gia này đang tiêu sài phung phí tài nguyên quặng sắt của họ.​

Với mức giá đứng im ở dưới 40 USD/1 tấn vào cuối năm 2015, chỉ có một số ít các nhà sản xuất có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao mới hi vọng tồn tại. Một số dự án được hình thành trong suốt những năm mới đây đã bị tạm dừng hoặc trì hoãn.

Guinea- một trong những đất nước nghèo nhất thế giới đã từng hi vọng rằng dự án đầu tư 20 tỉ USD vào việc xây dựng các hầm mỏ, tuyến đường sắt và bến cảng sẽ làm thay đổi số phận của họ nhưng bây giờ phải nghi ngờ rằng những thứ ấy sẽ chỉ là viển vông.

Chỉ là chu kỳ

Tuy nhiên, ngược lại, một số nhà quan sát tranh luận rằng: giá quặng sắt chỉ đơn thuần đang trở về thứ hạng lịch sử của nó. Đồng thời, giá thép giảm có lợi cho những người sử dụng như các công ty xây dựng và sản xuất ô tô.

Những nhà khai thác khoáng sản nhỏ hơn và các hiệp hội lao động thì cho rằng những nhà khai thác khoáng sản hiệu quả với qui mô lớn lại không nên là những đối tượng tồn tại được trong cuộc chiến giành thị phần bởi bộ phận này mới là kẻ khiến nguồn cung dư thừa và còn thâu tóm và đặt ra mức giá quá cao.

Colin Barnett- ông trùm quặng sắt ở Tây Úc nói rằng các nhà khai khoáng đang theo đuổi một "chiến lược sai lầm" khi họ cứ tiếp tục tăng sản lượng trong một thị trường dư cung như vậy, tốt hơn là chỉ nên sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, cũng giống như trên thị trường dầu mỏ, các bên đều lo sợ cắt giảm sản lượng sẽ đồng nghĩa với để thị phần rơi vào tay đối thủ cạnh tranh.

Thu Hằng

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên