MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS Nguyễn Đình Cung: Bán thật mạnh, tư nhân hóa những DN Nhà nước không hiệu quả

“Bán thật mạnh những doanh nghiệp Nhà nước không còn hiệu quả, tư nhân hóa hẳn những hoạt động kinh doanh Nhà nước không đáng nắm giữ như khách sạn, thương mại, nhà hàng,bán buôn bán lẻ, vận tải”, TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.

TS Nguyễn Đình Cung
TS Nguyễn Đình Cung
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ
109 bài viết

Tại hội thảo “Vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, những vấn đề về cải cách thể chế giai đoạn 2016-2020”, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Trung ương cho biết: Vai trò của Nhà nước trong đầu tư công thì rõ nhưng nguồn lực và năng lực Nhà nước có hạn nên phải lựa chọn kỹ càng trong đầu tư, không thể làm bừa. Chọn để có hiệu quả đạt mục tiêu với chi phí thấp nhất không phải muốn làm gì cũng được trong vai trò của mình.

Ông nhấn mạnh, không cứ phải doanh nghiệp Nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân cũng có thể làm được tất cả. Vấn đề có tạo cơ hội cho họ làm không hay ngăn chặn. “Phải thay đổi lại tư duy, lựa chọn doanh nghiệp tư nhân để họ tham dự vào phát triển kinh tế một cách phù hợp”, TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.

Theo ông, xu hướng trên thế giới đang chuyển giao dần cho khu vực kinh tế tư nhân với hình thức PPP trong lĩnh vực đầu tư công. Hình thức này chiếm tỷ trọng cao góp phần khuyến khích sử dụng khu vực kinh tế tư nhân và thay đổi vai trò của Nhà nước. Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc, có tiềm lực lớn nhưng khi làm họ lựa chọn cách tốt nhất hay nhất để có hiệu quả nhất chứ không làm tràn lan. Các nước có đánh giá giá trị và hiệu quả dự án trong với đánh giá bên trong, bên ngoài độc lập.

Nâng cao hiệu quả đầu tư Nhà nước bằng việc lựa chọn kỹ bởi năng lực và nguồn lực có hạn. Thực tế ở Việt Nam hiện nay dịch vụ công không tăng, cơ sở hạ tầng giảm, đầu tư sản xuất kinh doanh được mở rộng. Đầu tư công trong ngân sách Nhà nước giảm, vốn vay tăng lên. Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên. Nợ công tăng lên.

Trong khi đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn trong nhiều ngành kinh tế, ở một số lĩnh vực độc quyền làm méo mó thị trường, dẫn tới thị trường thiếu cạnh tranh, thiếu sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng nguồn lực và năng suất lao động thấp.

“Hiệu quả đầu tư công thấp so với khu vực khác, thể chế quản trị đầu tư công kém”, TS Cung nhấn mạnh. Ông cho rằng, dần dần hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư , đây là xu hướng là thế nhưng trên thực tế chưa phải vậy. Ở một số ngành doanh nghiệp Nhà nước chiếm lĩnh vực chi phối, tuyệt đại bộ phận ngành nghề vẫn có doanh nghiệp Nhà nước. Các lĩnh vực như Nhà hàng, vận tải, thương mại…khu vực tư nhân làm tốt hơn doanh nghiệp Nhà nước.

So với thực tiễn lý luận, đầu tư Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước vẫn làm trong nhiều thứ mà không nên làm dẫn tới đầu tư phân tán, dàn trải. Đồng thời việc chưa có sự lựa chọn ưu tiên đối với đầu tư Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước,

TS Nguyễn Đình Cung kiến nghị:

1- Thay đổi trong đầu tư công là lựa chọn ưu tiên, tập trung vào dự án hiệu quả đúng vai trò của Nhà nước. Nếu không ưu tiên sẽ đầu tư dàn trải, đầu tư theo phong trào, không hiệu quả.

2- Bán thật mạnh những doanh nghiệp Nhà nước không còn hiệu quả, tư nhân hóa hẳn những lĩnh vực kinh doanh Nhà nước không đáng nắm giữ như khách sạn, thương mại, nhà hàng,bán buôn bán lẻ, vận tải. Ở các lĩnh vực này tư nhân làm tốt hơn nên để tư nhân làm.

3- Doanh nghiệp Nhà nước còn lại tách chức năng quản lý nhà nước và quyền chủ sở hữu, lập cơ quan chuyên trách thực hiện quyền chủ sở hữu doanh nghiệp.

“Nếu làm được các điều này trong giai đoạn 2016-2020 sẽ là bước tiến về chất và hiệu quả trong đầu tư Nhà nước và Doanh nghiệp Nhà nước”, TS Nguyễn Đình Cung khẳng định.

Theo Hải Minh

Người đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên