MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ VPBank nghĩ về môi trường làm việc hạnh phúc

23-08-2018 - 13:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Loạt sự kiện nội bộ được VPBank tổ chức để kỷ niệm 25 năm thành lập đang gây sự chú ý lớn. Cùng với đó, cụm từ “người VPBank hạnh phúc” được nhắc đến ngày một nhiều hơn trên mạng xã hội.

Những con số ấn tượng

Nửa đầu tháng 8/2018, VPBank tổ chức hàng loạt sự kiện lớn nhỏ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập ngân hàng. Điển hình như DIGI Show, một triển lãm công nghệ và trình diễn nghệ thuật tổ chức tại cả Hà Nội và TP HCM, với các con số “khủng” như gần 6.000 người tham dự, màn hình led rộng 240m2. Trên mạng xã hội, chuỗi sự kiện thu hút gần 1 triệu lượt theo dõi và 500 nghìn lượt tương tác trong chưa đầy 1 tháng diễn ra. Đáng chú ý là đa số các sự kiện này, đầu tư rất lớn, mức độ hoành tráng không kém các chương trình chuyên nghiệp, lại chỉ dành riêng cho cán bộ nhân viên ngân hàng này.

Từ VPBank nghĩ về môi trường làm việc hạnh phúc - Ảnh 1.

Nhiều nhân viên VPBank từng được các công ty khác mời về làm việc nhưng quyết định gắn bó với ngân hàng bởi họ không chắc chắn nơi làm việc mới được hạnh phúc như những gì đang có.

Ngay sau đó, trên mạng xã hội tràn ngập những dòng cảm xúc: “Thực sự hạnh phúc khi được là một trong 23.000 VPBankers”; “Và chính sân chơi này đẩy chúng tôi đến gần nhau hơn, yêu quý nhau hơn”… Nếu đếm tổng lượt like, reach của tất cả, chắc chắn sẽ là con số đáng mơ ước của bất cứ chiến dịch truyền thông nào. Nhưng hiệu quả truyền thông có phải mục tiêu duy nhất mà doanh nghiệp này hướng tới?

Bí quyết của VPBank

Những năm gần đây, văn hóa doanh nghiệp được nhắc nhiều như một thứ “quyền lực mềm”, một trong những bí quyết quản trị doanh nghiệp quan trọng. Nói về văn hóa doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa doanh nghiệp thường bị ảnh hưởng từ ba nguồn: văn hóa dân tộc; người lãnh đạo; sự học hỏi, du nhập (theo doanh nhân, diễn giả Hồ Trọng Lai). Nếu các yếu tố “văn hóa dân tộc” và “sự học hỏi, du nhập” thường khó tác động thì yếu tố ý chí nhà lãnh đạo, thể hiện qua tầm nhìn và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được coi là có tính chủ động và có tính quyết định đối với sự thành công của văn hóa doanh nghiệp.

Từ VPBank nghĩ về môi trường làm việc hạnh phúc - Ảnh 2.

Khi các hoạt động nội bộ mới được VPBank đẩy mạnh, nhiều đơn vị muốn thoái thác để dành thời gian kinh doanh. Nhưng sau nhiều năm triển khai, thực tế chứng minh chính những đơn vị hoạt động văn hóa mạnh lại có kết quả kinh doanh rất tốt.

Quay lại trường hợp VPBank, đơn vị được vinh danh là một trong 5 nơi làm việc hạnh phúc nhất tại Việt Nam. Đây cũng chính là doanh nghiệp gây chú ý bằng chính các hoạt động văn hóa doanh nghiệp suốt gần 10 năm qua. Phải kể đến các “thương hiệu” như Sing & Dance, Miss & Mr, Trạng Nguyên, VPShow, CLB nhiếp ảnh VP Zòm, CLB thiện nguyện... Vài năm gần đây, VPBank còn có “đặc sản” là các chương trình chinh phục thử thách Fansipan, Tây Yên Tử, Tam Đảo, Tú Làn... mang tên VPBank Commandos.

Như đã phân tích, văn hóa doanh nghiệp là cá tính doanh nghiệp, thể hiện phần nào ý chí người lãnh đạo, nên nó bắt buộc phải “đo ni đóng giày” cho mỗi đơn vị. Không có bất cứ công thức hay lý thuyết nào luôn đúng. Tuy nhiên, có thể rút ra vài yếu tố then chốt từ thành công của VPBank.

Thứ nhất, phải xây dựng được triết lý và tính xuyên suốt trong hoạt động văn hóa doanh nghiệp. Ngay từ năm 2010, Ban lãnh đạo VPBank đã quyết định thành lập tổ dự án Văn hóa Doanh nghiệp có sự tham gia của nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp. Tới nay văn hóa doanh nghiệp được coi là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công đáng chú ý của VPBank thời gian qua.

Thứ hai là sự tương tác hai chiều giữa lãnh đạo với CBNV và ngược lại. Không chỉ ý kiến đóng góp của CBNV được gửi tới tận tay lãnh đạo, mà trong nhiều chương trình nội bộ, các cán bộ lãnh đạo còn tham gia trình diễn trực tiếp trên sân khấu hoặc đổ mồ hôi chinh phục thử thách cùng nhân viên của mình.

Thứ ba, sự sáng tạo, mới mẻ là thách thức và là áp lực mà những người thực hiện luôn đối diện. Một thành viên BTC chương trình VPBank Commandos tâm sự khi vừa hoàn thành hành trình chinh phục thử thách Tú Làn: “Vừa đặt chân về điểm đích, tôi đã lập tức phải nghĩ tới hành trình cho năm tiếp theo, với ‘độ máu’ phải ngày càng ‘nặng đô’.”

Cuối cùng, đó là việc lấy nhân viên làm trung tâm. Nhiều doanh nghiệp thường xây dựng chương trình nội bộ theo ý chí chủ quan của lãnh đạo, hoặc rập khuôn hình thức. VPBank thắng trong “trận chiến văn hóa doanh nghiệp” chính là bởi họ luôn lấy nhân viên làm trung tâm trong việc xây dựng và duy trì hoạt động nội bộ của mình.

Vẽ ra một triết lý không khó, điều khó nhất chính là lan tỏa được nó tới mọi thành viên trong tổ chức. Làm một người hạnh phúc đã khó, làm cho hàng chục ngàn người hạnh phúc là cả một hành trình gian nan. Nhưng một tổ chức có những nhân lực hạnh phúc sẽ tỏa ra một năng lượng tích cực để vươn tới thành công.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên