MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ vụ Grab, Uber, Luật Cạnh tranh còn nhiều kẽ hở?

“Việc thỏa thuận mua bán sáp nhập là quyền của doanh nghiệp. Không thể coi nó là không lành mạnh được nhưng nó chỉ không lành mạnh khi có tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường”.

Là khẳng định của ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương liên quan đến thông tin Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đối với quyết định xử lý vụ việc Grab mua lại Uber tại thị trường Việt Nam tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương diễn ra chiều qua (4/7).

Theo ông Tân, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng có chức năng điều tra, xem xét vụ việc cạnh tranh trong đó xem xét vấn đề Grab mua lại Uber. Trong quá trình điều tra chính thức và bổ sung, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã có báo cáo và kết luận điều tra liên quan, chuyển sang Hội đồng Cạnh tranh xử lý xem xét.

Về thẩm quyền, Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định rõ việc nhận định, ra quyết định xử lý cạnh tranh của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Quyết định này mang tính chất độc lập, gồm 5 thành viên cạnh tranh nhìn nhận, báo cáo điều tra, xem xét và mở phiên điều trần kín để nghe các bên, bao gồm: Cơ quan điều tra (Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng), các bên liên quan đại diện Grab và Uber, có liên quan đến thương vụ sáp nhập Grab, Uber.

“Trên cơ sở lắng nghe ý kiến tại phiên họp điều trần và các nội dung báo cáo, Hội đồng Cạnh tranh đã độc lập ra phán quyết, chính là kết quả bổ sung, quyết định xử lý cạnh tranh liên quan đến vụ Grab, Uber. Trong đó, nêu rõ khái niệm không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục các biện pháp cạnh tranh, đối với các việc Grab, Uber. Do việc mua, bán, chuyển nhượng, tiếp nhận việc này không cấu thành theo hình thức mua lại doanh nghiệp được quy định theo Khoản 3, Điều 7 của Luật cạnh tranh năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết luật cạnh tranh. Quyết định này đi ngược kết luận điều tra của Cục Cạnh tranh và bảo vệ tiêu dùng”, ông Tân nói.

Như vậy, ông Tân nhấn mạnh tính độc lập cao giữa 2 cơ quan Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với vai trò thẩm định, điều tra, là nơi xem xét điều tra, tìm chứng cứ, còn thẩm quyền của Hội đồng Cạnh tranh chính là người xem xét quyết định.

Trên cơ sở đó, Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng đánh giá lại tình hình đã có đơn khiếu nghị lại tình hình này, để Hội đồng Cạnh tranh xem xét lại. Quy trình này đều thực hiện theo đúng quy trình Luật cạnh tranh.

Liên quan đến phán quyết đặt ra, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng, phán quyết đặt ra hơi khác. Rõ ràng, hướng là không vi phạm, trong khi đó, các quốc gia khác như Singapore, Philippines có phán quyết về việc xử phạt và coi đó là vi phạm bên cạnh hành vi khác.

“Đây là câu chuyện về hành vi lạm dụng, vấn đề đặt ra đó là cách nhìn nhận quy định pháp luật của mỗi nước”, ông Tân nhấn mạnh.

Thứ 2, vấn đề này đặt ra dựa trên phán quyết, chưa thể kết luận và nhận định về hành vi và tình tiết điều tra, xem xét. Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho rằng, luôn luôn có chuyện bất đồng giữa cơ quan điều tra và Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng với Hội đồng cạnh tranh là người xem xét giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định xử lý của Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, hoàn toàn có quyền khiếu nại đến Hội đồng cạnh tranh để xử lý quyết định cạnh tranh này. “Thậm chí các bên liên quan có quyền tiếp tục khiếu nại và khiếu kiện ra tòa án nếu không đồng tình với giải quyết quyết định. Đó là cả quy trình”, ông Tân cho biết thêm.

Trả lời câu hỏi phải chăng Luật Cạnh tranh Việt Nam còn nhiều kẽ hở, không bảo vệ kinh doanh môi trường lành mạnh như các nước, ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, việc thỏa thuận mua bán sáp nhập đó là quyền của doanh nghiệp. Không thể coi nó là không lành mạnh được nhưng nó chỉ không lành mạnh khi có tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.

“Luật Cạnh tranh luôn tôn trọng quyền tự do của doanh nghiệp trong việc mua, bán sáp nhập nhưng đến mức độ nhất định thì mới bị xem xét và xử lý”, ông nói.

Đối với câu hỏi, sau việc này, Bộ Công Thương có kiến nghị quốc hội sửa đổi Luật Cạnh tranh không, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thông tin, Quốc hội đã thông qua Luật Cạnh tranh năm 2018 tại Phiên họp thứ 5 của Quốc hội khóa XIV và từ ngày 1/7/2019, đã có hiệu lực.

Luật Cạnh tranh mới năm 2018 có nhiều điểm mới, bổ sung, góp phần hoàn thiện và điều chỉnh hành vi phản cạnh tranh một cách linh hoạt nhất, đảm bảo góc độ xử lý về mặt kinh tế, kết hợp tư duy pháp lý, làm sao các chủ thể tham gia môi trường cạnh tranh, kinh doanh được đảm bảo nhất, hạn chế tối đa hành vi quyền tự do cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Theo Bảo Vy

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên