MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Văn hóa cúi đầu của người Nhật Bản: Sự giao thoa giữa nét đẹp của các đức hạnh cổ xưa với xã hội hiện đại

04-09-2019 - 08:20 AM | Sống

Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là xứ sở mặt trời mọc, là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội nhanh nhất thế giới. Sự giao thoa giữa nét hiện đại và nét truyền thống của văn hóa lâu đời, cụ thể là văn hóa cúi đầu, đã làm nên vẻ đẹp đặc trưng của con người và đất nước Nhật Bản.

Danh dự và lòng tự tôn là những đức tính đại diện cho phẩm chất của người Nhật Bản, là kết tinh của tinh hoa văn hóa lâu đời. Điều này đã được chứng minh qua văn hóa cúi đầu của quốc gia châu Á này.

Văn hóa cúi đầu của người Nhật Bản: Sự giao thoa giữa nét đẹp của các đức hạnh cổ xưa với xã hội hiện đại - Ảnh 1.

Trong tiếng Nhật, văn hóa cúi chào được gọi là ojigi. Đây là cách người Nhật dùng để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau, hoặc để chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và khi cần nhờ sự giúp đỡ. Cũng như nhiều quốc gia châu Á khác, xã hội Nhật Bản rất trọng thứ bậc, tôn ti trật tự. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong giao tiếp – đầu càng cúi thấp, càng thể hiện được sự tôn trọng, lòng biết ơn hay sự trang trọng của bản thân.

Có tất cả năm cách cúi chào, mỗi cách được sử dụng tùy thuộc vào từng tình huống, độ tuổi, bối cảnh xã hội khác nhau.

Cách chào thứ nhất là gật đầu nhẹ khi chào hỏi bạn bè, những người kém tuổi hay cấp dưới ở nơi làm việc.

Cách thứ hai là eshaku, khi chào đầu sẽ cúi 15 độ, dùng để chào những người có quen biết nhưng không quá thân thiết.

Văn hóa cúi đầu của người Nhật Bản: Sự giao thoa giữa nét đẹp của các đức hạnh cổ xưa với xã hội hiện đại - Ảnh 2.

Thứ ba là keirei, là một cách chào trang trọng thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hoặc với sếp, ông chủ của bạn.

Cách chào thứ tư là cúi chào 45 độ, gọi là saikeirei, được sử dụng khi muốn bày tỏ lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.

Văn hóa cúi đầu của người Nhật Bản: Sự giao thoa giữa nét đẹp của các đức hạnh cổ xưa với xã hội hiện đại - Ảnh 3.

Cuối cùng là dogeza, khi chào sẽ quỳ gối xuống đất, đầu cúi thấp. Dogeza được sử dụng khi gặp một người có địa vị cao hoặc khi một người đã phạm phải sai lầm rất nghiêm trọng và muốn bày tỏ lời xin lỗi. Đôi khi người Nhật cũng cúi chào kiểu dogeza khi muốn xin một đặc ân từ ai đó.

Văn hóa cúi đầu của người Nhật Bản: Sự giao thoa giữa nét đẹp của các đức hạnh cổ xưa với xã hội hiện đại - Ảnh 4.

Thời phong kiến, nếu không cúi đầu hoặc thậm chí cúi đầu không đúng cách trước mặt một samurai hay một lãnh chúa thì sẽ bị kết án tử hình ngay tại chỗ. Ngày nay, những hình phạt như vậy đã không còn tồn tại, nhưng cúi đầu vẫn là một lễ nghi cơ bản trong giao tiếp. Chẳng hạn như khi đi qua đường, người đi bộ, kể cả trẻ em, đều cúi đầu với tài xế để cảm ơn vì đã nhường đường cho họ.

Nghi thức xã giao này cho thấy người Nhật đã hòa trộn một cách vô cùng tinh tế những đức hạnh cổ xưa như sự tôn trọng, lòng thành kính, biết ơn và nét hiện đại của một xã hội phát triển bậc nhất thế giới, để rồi đưa nó thành một loại hình nghệ thuật mang bản sắc đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.

Thùy Tiên

The Epoch Times

Trở lên trên