MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Văn hóa ppalli-ppalli – Chìa khóa làm nên “Kỳ tích sông Hàn” của người Hàn Quốc

20-08-2018 - 09:29 AM | Tài chính quốc tế

Vội vã trở thành một thói quen trong xã hội Hàn Quốc và đặc biệt phổ biến ở thủ đô Seoul. Thậm chí, người Hàn còn có thuật ngữ dành cho nó: Văn hóa ppalli-ppalli nghĩa là ‘nhanh’ hoặc ‘vội vàng’.

Xu hướng ppalli-ppalli có thể được nhìn thấy ở tốc độ Internet hàng đầu thế giới của Hàn Quốc, các lớp ngôn ngữ chuyên sâu hứa hẹn các kết quả gần như ngay lập tức và các cuộc hẹn hò tốc độ phổ biến.

Ppalli-ppalli cũng là khẩu hiệu của hàng nghìn nhân viên giao đồ ăn, nhưng người đôi khi vi phạm luật lệ an toàn giao thông và “phá vỡ” các nguyên tắc vật lí để giao hàng cấp tốc. Thậm chí, để cạnh tranh với các dịch vụ giao đồ ăn khác, McDonald’s, thương hiệu hàng đầu thế giới về thức ăn nhanh, đã xây dựng đội ngũ giao hàng bằng xe máy của riêng mình ở Hàn Quốc vào năm 2007.

Văn hóa ppalli-ppalli – Chìa khóa làm nên “Kỳ tích sông Hàn” của người Hàn Quốc - Ảnh 1.

Nhưng cách đây không lâu, nhịp độ sống của Hàn Quốc chậm rãi hơn rất nhiều do phần lớn người dân sống ở nông thôn. Vào năm 1960, chỉ có 28% dân số quốc gia này sống ở đô thị. Vậy Hàn Quốc đã làm thế nào để từ một đất nước cấy lúa trở thành một trong những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới?

Giai đoạn chuyển mình của Hàn Quốc là từ đầu những năm 1960s, khi quốc gia này bắt tay thực hiện một loạt các kế hoạch kinh tế 5 năm do Tổng thống Park Chung-hee đưa ra. Các kế hoạch này đã tạo nên Kỳ tích sông Hán (giai đoạn chuyển mình kỳ diệu từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá trở thành một cường quốc kinh tế) và sự ra đời của hàng loạt tập đoàn đa quốc gia lớn như Samsung, Hyundai và LG.

Văn hóa ppalli-ppalli – Chìa khóa làm nên “Kỳ tích sông Hàn” của người Hàn Quốc - Ảnh 2.

Thành quả của ppalli-ppalli được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử đương đại Quốc gia Hàn Quốc. Trong phòng triển lãm giai đoạn 1961-1987, thời kỳ phát triển bùng nổ của Hàn Quốc, một bức ảnh ghi lại một cặp đôi trẻ nhìn vào sản phẩm điện từ tiêu dùng đầu tiên của Hàn Quốc, chiếc đài A-501 được sản xuất vào năm 1959. Gần đó là hình ảnh một người cha chỉ cho con trai một chiếc Hyundai Pony màu xanh dương, dòng ô tô lần đầu được xuất xưởng vào năm 1975.

Giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc trong thời gian này cũng tăng 30-40%/năm. Sự táo bạo của những người đứng đầu và sự nhiệt tình của lực lượng lao động đã giúp quốc gia này nhảy vọt từ chỉ xuất khẩu tơ thô và quặng sắt đến chế tạo các mặt hàng công nghiệp như tóc giả và các sản phẩm dệt may. Sau này, Hàn Quốc chuyển sang các mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao hơn như điện tử tiêu dùng, tàu chở dầu và chất bán dẫn.

Trong tác phẩm Way Back into Korea, nhà nhân chủng học Kim Choong-soon cho rằng thành công của Hàn Quốc phần lớn đến từ sự tập trung vào tốc độ: “Ppalli-ppalli không chỉ là một phần trong đời sống hàng ngày của người Hàn Quốc, tính khẩn trương của được khắc sâu vào tâm trí của họ như một giá trị cơ bản. Nhờ văn hóa khẩn trương này, Hàn Quốc đã có thể đạt được những tiến bộ kinh tế to lớn và hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa trong một thời gian rất ngắn.”

Đường cao tốc Gyeongbu ,với chiều dài 428km từ Seoul đến Busan, có thể được coi là một ví dụ điển hình của ppalli-ppalli. Theo kế hoạch ban đầu, đoạn đường này được khởi công vào năm 1968 sẽ được hoàn thành trong 3,5 năm, nhưng trong thực tế, nó đã được xây dựng xong chỉ trong 2 năm và 5 tháng.

Văn hóa ppalli-ppalli – Chìa khóa làm nên “Kỳ tích sông Hàn” của người Hàn Quốc - Ảnh 3.

Kể từ đó, tốc độ xây dựng tại Hàn Quốc không hề có dấu hiệu giảm xuống. Khu đô thị hiện đại hoàn toàn mới Songdo tọa lạc ở tây nam Seoul được khởi công từ năm 2004. Giai đoạn xây dựng đầu tiên bao gồm các công trình như công viên rộng lớn, trung tâm hội nghị, khách sạn Sheraton và các tòa nhà chung cư cao tầng mở cửa chỉ 5 năm sau ngày khởi công. Quá trình xây dựng trung tâm hành chính của thành phố Sejong thậm chí còn tham vọng và nhanh hơn Songdo. Công trình này được khởi công vào năm 2010 và khánh thành vào năm 2012.

Trong khi nhiều người Hàn Quốc thích sự tiện dụng của mì ăn liền và dịch giao hàng trong ngày, những người khác lại ghét bỏ sự hối hả và nhộn nhịp của cuộc sống thành thị. Ví dụ, nhiều người nổi tiếng đã chuyển đến hòn đảo Jeju ở phía nam để ở với nhịp sống chậm rãi hơn nhiều. Trong số đó có diva nhạc pop Lee Hyori và chồng Lee Sang-soon. Lối sống dân dã của họ đã được thể hiện trong chương trình truyền hình thực tế Bed and Breakfast của Hyori.

Nhưng thật khó để dự đoán liệu mong muốn một cuộc sống giản đơn như vậy của người Hàn Quốc sẽ kéo dài bao lâu, vì các xu hướng xã hội ở quốc gia này cũng thay đổi một cách chóng mặt.

Theo K Nguyễn

Thời Đại

Trở lên trên