MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Văn hoá vô cảm trong những ngân hàng đầu tư hàng đầu ở London

14-04-2017 - 08:25 AM | Tài chính quốc tế

Một số người trong nghề cho biết "vô cảm" là yếu tố cần thiết để các nhân viên/cán bộ ngân hàng phòng tránh được những quyết định sai lầm, bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, do đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Công việc thường là một trong những câu hỏi đầu tiên khi hai người mới gặp nhau. Đó là bởi vì, con người thường có những nhận định của bản thân về nghề nghiệp từ kinh nghiệm trong quá khứ. Ví dụ, mọi người thường nghĩ rằng "gái bán hoa" thì lẳng lơ, hoặc nhân viên môi giới thường là người không thật lòng.

Nhưng cách làm đó sẽ hoàn toàn bị thất bại đối với những người làm trong ngành ngân hàng đầu tư.

Trong một bài báo mới đây đăng tải trên tạp chí SAGE journals,Maxine Robertson thuộc trường ĐH Queen Mary London và đồng tác giả Mats Alvesson thuộc trường Đại học Lund, Thuỵ Điển đã gọi hiện tượng này là "teflonic identity maneuvering" (không nhận dạng). Tức là, họ chủ động không có bất cứ nhận dạng nào liên quan đến công việc của họ.

Đó là kết luận được rút ra từ một loạt các cuộc phỏng vấn với sáu cán bộ ngân hàng cấp cao thuộc những ngân hàng đầu tư hàng đầu ở London. "Mặc dù các cuộc phỏng vấn được lặp đi lặp lại và đào sâu nhưng người đối diện vẫn không thể có được một câu chuyện rõ ràng hay phong phú nào về nhận dạng nghề nghiệp của họ", các tác giả nghiên cứu cho biết. "Ý nghĩa và cảm xúc dường như bị lu mờ trong lịch sử nghề nghiệp của họ".

Không ngạc nhiên khi các chuyên gia trong ngành nói rằng họ làm việc vì tiền. Nhưng họ không sử dụng tiền để tạo dựng một hình ảnh đặc biệt hoặc đánh dấu bản sắc cá nhân. Thay vào đó, họ mua những bộ đồ và phụ kiện đắt tiền như những đồng nghiệp khác, để hòa mình vào số đông và kéo sự chú ý của người đối diện ra khỏi bản thân họ.

Thậm chí khi không ở trong văn phòng, bà Robertson cho biết trò chuyện với những người làm ngân hàng đầu tư "vô cùng nhạt nhẽo". Họ cho thấy sự "thiếu thốn rõ ràng về cảm xúc".

Trong nghiên cứu, các cán bộ ngân hàng nói rằng họ chỉ trì hoãn cảm xúc của bản thân chứ không phải phủ nhận chúng. Họ cũng nói về những kế hoạch chung chung, mơ hồ về một "cuộc sống độc lập và rộng mở" trong tương lai, sau khi họ nghỉ hưu.

Đây không phải là nghiên cứu duy nhất cho thấy môi trường văn hoá tồi tệ ở những ngân hàng cấp cao hàng đầu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, nghiên cứu này chỉ phỏng vấn sáu cán bộ ngân hàng cao cấp có thâm niên làm việc lâu trong nghề và có ý định tiếp tục gắn bó, nhưng họ đã nói chuyện với nhau hàng chục lần trong hai năm. Và mặc dù mẫu số nghiên cứu nhỏ, nhưng họ đều không có mối liên hệ nào với nhau và cùng cho thấy một kết quả chung đó chính là thái độ vô cảm.

Một số người trong nghề cho biết "vô cảm" là yếu tố cần thiết để các nhân viên/cán bộ ngân hàng phòng tránh được những quyết định sai lầm, bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, do đó giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Anh Sa

Quartz

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên