MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản

20-07-2018 - 20:00 PM | Tài chính quốc tế

Đó là những người được gọi tới sau khi một người sang thế giới bên kia nhưng tài sản của họ chẳng còn ai thừa kế.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 1.

Jeongja Han đổ ngăn kéo chứa đầy bút và bật lửa vào chiếc túi nhựa đựng rác trong khi khách hàng của cô, một góa phụ ngoài 50 tuổi ngồi trên chiếc ghế và theo dõi. Chồng của người phụ nữ giấu tên qua đời trong một vụ tai nạn ôtô cách đây vài tuần, để lại cho bà căn hộ 2 phòng ngủ rộng rãi cần dọn dẹp. Họ đã sống ở đây trong suốt 30 năm qua. Không có con cái để giữ những món đồ vật làm kỷ niệm, Han đã khuyên khách hàng vứt bỏ mọi thứ.

Han là giám đốc của Tail Project, một công ty được thành lập từ 6 năm trước ở Tokyo chuyên trách việc xử lý tài sản được tích cóp lúc sinh thời bởi những người quá cố. Dân số Nhật Bản ngày càng già nua và ít đi khiến những công ty như của Han làm không hết việc.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 2.

Jeongja Han, giám đốc của Tail Project

Công việc hôm nay của Han tương đối đơn giảm. Buổi sáng, cô và đội của mình khởi hành lúc 9h. Họ dùng một chiếc xe tải nhỏ để đi tới nhà khách hàng và kết thúc công việc lúc 1 giờ chiều. Trong quãng thời gian dọn dẹp, Han và đội của cô sẽ lọc ra những vật dụng họ có thể bán lại, gói chúng và đóng vào container để xuất khẩu cho những người mua ở Philippines. 

Các công ty như Tail Project đang ngày một trở nên cần thiết ở Nhật Bản, quốc gia mà mỗi năm lại có nhiều người chết trong cô độc hơn. Năm 2017, Nhật chỉ có 946.060 trẻ em được sinh ra nhưng lại có 1.340.433 trường hợp tử vong. Đây là năm thứ 7 liên tiếp Nhật Bản rơi vào tình cảnh suy giảm dân số.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 3.
Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 4.

Một căn hộ ở tỉnh Kanagawa, trước và sau được khi dọn dẹp

Theo một số ước tính, dân số Nhật Bản có thể giảm 1/3 trong vòng năm 50 năm tới. Có rất ít cơ hội để có thể đảo ngược xu thế này. Nguồn gốc của vấn đề được cho là xuất phát từ sau Thế chiến II, khiến mức sống ở Nhật Bản trở nên vô cùng đắt đỏ. Bùng nổ bong bóng tài sản đầu những năm 1990 khiến vấn đề càng trở nên tồi tệ. 

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 5.

Theo Hiệp hội Dọn dẹp Chuyên nghiệp, một tổ chức nghề nghiệp của Nhật Bản, 8.000 công ty thành viên của nó mang về doanh thu 4,5 tỷ USD/năm. Trong vòng 5 tới 10 năm tới, Hiệp hội này ước đoán số thành viên của nó sẽ tăng gấp đôi.

Trở lại với câu chuyện của Han, cô rất bận rộn trong những ngày qua vì liên tục có những ngôi nhà cần dọn. Khi công việc đang diễn ra theo mạch, Han nhìn thấy con dấu cá nhân, vốn được dùng như chữ ký ở Nhật Bản, của người đàn ông quá cố. Han quay sang hỏi người góa phụ: "Cô muốn giữ lại thứ này chứ". 

Người phụ nữ vừa mất chồng nhìn lên, để lộ ra một gương mặt hốc hác và đôi mắt thâm quầng. Trong suốt buổi sáng, bà ấy liên tục im lặng rồi lại nói về những câu chuyện trong cuộc sống gia đình, những câu chuyện vui trong cuộc hôn nhân đột ngột biến mất. Nhưng với câu hỏi của Han, bà ấy trầm lặng và hoàn toàn kiệt sức: "Không, cám ơn". 

Sau cái lắc đầu của người góa phụ, con dấu bị vứt vào túi rác.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 6.

Đồ vật bên trong những ngôi nhà, dù ở Nhật Bản hay những nơi khác, phần nhiều cũng chỉ còn mang những giá trị tinh thần nhiều hơn là vật chất. Đồ dùng trong bếp, dù nó đã nấu bao nhiêu bữa ăn hạnh phúc đi chăng nữa, cũng chẳng thể làm gì khác ngoài biến thành phế liệu. Đồ dùng trong phòng tắm rõ ràng không thể tái sử dụng trong khi đĩa CD, sách cũ hay những thiết bị nghe nhìn cũ rích cũng chẳng có nhiều giá trị dù chúng vẫn hoạt động hoàn hảo. Đồ đạc, trừ những món cổ vật, cũng đều giảm giá theo thời gian. 

Han, người phụ nữ 50 tuổi, đang dọn dẹp trong nhà bếp để bỏ đi những thứ không còn cần thiết. Người phụ nữ có gương mặt tròn, gốc Hàn Quốc nhưng đã sống ở Nhật Bản cả cuộc đời. Cô vừa dọn dẹp, vừa lựa lời an ủi người góa phụ. Dẫu vậy, như những gì vẫn thấy ở người Nhật Bản, Han làm việc dứt khoát và nghiêm túc như một chuyên gia. Cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực này khiến những người như Han phải nỗ lực hết sức.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 7.

Các linh kiện máy tính được chất đống bên trong nhà kho của Hamaya.

Han cho biết cô nhận thấy tiềm năng của ngành kinh doanh này sau khi mẹ cô qua đời. Từng là một tiếp viên hàng không, Han không có thời gian để dọn dẹp và trông cậy vào những người ở nhà giải quyết công việc sau khi đưa mẹ cô về nơi an nghỉ cuối cùng. Han nhớ rằng cô thực sự thích thuê những người dọn dẹp chuyên nghiệp tới làm công việc này. 

Một vài năm sau, một người bạn của Han nói với cô về tiềm năng của ngành công nghiệp dọn dẹp, nhất là sau khi trận động đất kèm theo sóng thần lịch sử tàn phá nước Nhật năm 2011. Người bạn khuyên Han nên chuyển sang ngành kinh doanh này nhưng lúc đó, cô không thể hình dung mình sẽ làm như thế nào. Một năm sau, Tail Project ra đời.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 8.

Chẳng có mấy rào cản khi bắt đầu ngành công nghiệp này. Han có được giấy phép từ một công ty khác để lại. Tuy nhiên, bản chất công việc dọn dẹp đòi hỏi những chứng chỉ cao hơn, tương đương với những gì một nhân viên điều tra phải có. Han cho xem những bức ảnh chụp tấm nệm bị ố đen bởi một thi thể phân hủy. Han không phải dọn thi thể nhưng cô phải có nghiệp vụ làm sạch mọi thứ xung quanh một thi thể đang phân hủy. 

Bà Hideto Kone, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dọn dẹp Chuyên nghiệp, cho biết, tỷ lệ chết trong cô độc chiếm khoảng 30%. Những "Ngôi nhà ma", bị bỏ lại bởi những người già chết trong cô độc và nằm đó nhiều ngày mà không ai biết tới, chiếm 20% tổng số những ngôi nhà phải dọn dẹp. Người thân của họ, nếu có, cũng chỉ đến và lấy đi những thứ giá trị nhất. Họ bỏ lại gần như tất mọi thứ.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 9.

Từ năm 2007-2016, có 100.000 công ty Nhật Bản được cấp giấy phép kinh doanh hàng hóa đã qua sử dụng. Người ta trả cho Han và những công ty làm sạch tương tự như của cô khoản tiền 2.200 đến 3.200 USD cho một ngày công làm sạch. Tuy nhiên, chi phí có thể tăng lên tới hàng chục nghìn USD tùy thuộc vào quy mô và mức độ của công việc dọn dẹp. 

Nhật Bản tính phí rất cao cho việc xử lý rác thải. Chính vì thế, thị trường mua bán lại hàng hóa cũ bùng lên mạnh mẽ. Trong năm 2016, ngành công nghiệp hàng hóa cũ của Nhật Bản mang về 16 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2015 và 30% so với năm 2012. Nó cũng chiến khoảng 4,1% tổng thị trường bán lẻ của Nhật Bản. 

Quần áo đã qua sử dụng chiếm 10,5% thị trường may mặc bán lẻ trong năm 2016 trong khi các mặt hàng xa xỉ như Louis Vuitton và đồng hồ Rolex chiếm khoảng 13,5% tổng doanh số bán lẻ. Cùng với đó, những cửa hàng chuyên "mông má" đồ cũ cũng mọc lên nhiều và làm ăn phát đạt. Công nghệ cao cũng đã được ứng dụng vào lĩnh vực này.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 10.

Những chiếc xe đạp chất đầy tại nhà kho của Hamaya.

Vấn nạn chết trong cô độc và sự bùng nổ ngành công nghiệp “dọn đồ cho người chết” ở Nhật Bản - Ảnh 11.

Tuy nhiên, thị trường đồ cũ của Nhật Bản vẫn chưa là gì so với nhu cầu hàng Nhật "bãi" ở các nước xung quanh và trên khắp thế giới. Dù một số mặt hàng được bán tới châu Phi nhưng Philippines mới là thị trường tiềm năng bởi người dân quốc đảo này "có một tình yêu sâu sắc với các sản phẩm của Nhật Bản". 

Danh tiếng về chất lượng của hàng hóa Nhật Bản đã được cả thế giới biết đến và đồ cũ của Nhật cũng có tiếng là tốt. Ngay cả những món hàng được sản xuất ở Trung Quốc nhưng nếu nó được dùng cho thị trường Nhật Bản, nó vẫn trở thành món đồ có giá. Đông Nam Á, khu vực gần gũi với Nhật Bản về mặt địa lý và văn hóa, cũng là thị trường tiêu thụ hàng Nhật "bãi" mạnh mẽ. Mức thu nhập trung bình chưa cao khiến loại mặt hàng này trở nên vô cùng phù hợp.

Linh Anh
Bloomberg
7pm
Theo Trí Thức Trẻ20/07/2018

Linh Anh

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên