MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Vén màn" chi tiêu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm

Thu ngân sách đạt mức thấp nhất trong 2 năm trở lại đây, trong khi các khoản chi vẫn không ngừng gia tăng tiếp tục tạo gánh nặng lớn cho ngân sách Nhà nước.

Mức thu ngân sách 6 tháng đầu năm chỉ bằng 47% dự toán, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 2 năm gần đây.​ Trong đó, các khoản thu nội địa đều đạt khá thấp cả về tiến độ thực hiện dự toán và mức tăng trưởng. Tuy nhiên, các khoản thu quan trọng từ hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản đều đạt khá so dự toán và cao hơn cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 53,8% dự toán, tăng 22,9%; thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,1% dự toán, tăng 12,8%; thuế thu nhập cá nhân đạt 56,1% dự toán, tăng 16,8%; thu tiền sử dụng đất đạt 75,2% dự toán, tăng 34,2%.,.

Tuy nhiên, vẫn còn một số khoản thu tiến độ đạt thấp so dự toán, như: thu phí, lệ phí đạt 41,4%, thu khác ngân sách đạt 39,5% và đặc biệt là thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt ước 36,6% dự toán, bằng 94,5% so với cùng kỳ năm 2015, do tác động của giá dầu, khí giảm, cộng với số thu từ cổ tức và lợi nhuận còn lại phát sinh thấp.

Tiến độ thu ngân sách ở các địa phương cơ bản đạt khá so dự toán và tăng so với cùng kỳ năm trước, với khoảng 55% dự toán; cả nước có 45 địa phương thu đảm bảo tiến độ dự toán (đạt từ 50% dự toán trở ỉên); 57 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ năm 2015.

Việc giá dầu giảm đã tác động mạnh đến khoản thu dầu thô. khi 6 tháng chỉ đạt 20,3 nghìn tỷ đồng, bằng 37,2% dự toán, giảm 44,8% so với cùng kỳ năm 2015. Điều này cũng tác động đến khoản thu từ hoạt động xuất nhập khẩu khi chỉ đạt 72 nghìn tỷ đồng.

Đơn cử như số thu từ Nhà mảy lọc dầu Dung Quất chỉ đạt 30,5% dự toán, giảm 65,5% (giảm khoảng 10,1 nghìn tỷ đồng) so cùng kỳ năm 2015; tương tự số thu từ Tổng công ty Khí chỉ bằng 29,5% (giảm 1,3 nghìn tỷ đông) so cùng kỳ năm 2015....

Đối với hoạt động chi ngân sách, ước thực hiện chi 6 tháng đạt 562,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2015.

Trong đó, chi đầu tư phát triển vẫn đạt mức thấp, chỉ bằng 32,2% dự toán, tăng 4,6% cùng kỳ năm 2015, trong đó NSNN đã thực hiện chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng ưu đãi nhà nước cho Ngân hàng Phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 48,1% dự toán; chi bổ sung dự trữ quốc gia 35,1% dự toán...

Riêng tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản những tháng đầu năm đạt thấp, chỉ đạt 32,1% dự toán (cùng kỳ năm 2015 đạt 40,1% kế hoạch); vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân ước đạt khoảng 23% kế hoạch (cùng kỳ năm 2015 đạt 34% kế hoạch).

Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân chủ yếu do công tác thông báo dự toán năm 2016 còn chậm, nhiều dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định; công tác đấu thầu, thi công công trình, nghiệm thu khối lượng thanh toán chưa được quan tâm triển khai trong những tháng đầu năm...

Hoạt động chi trả nợ, viện trợ cũng đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn theo cam kết, không để tác động xấu đến kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, riêng chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính ước thực hiện chi 6 tháng đạt 399,4 nghìn tỷ đồng, bằng 48,5% dự toán, tăng 5% so cùng kỳ nãm 2015. Trong khi đây là khoản chi cần phải tiết giảm, cắt giảm nhiều nhất do cơ cấu chi lớn, bởi phần lớn tập trung khoản chi này là chi lương.

Với tình hình thu chi như vậy, ước thực hiện 6 tháng là 85,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán năm. Theo đánh giá của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, đây là mức bội chi hợp lý. Song với kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm nay thấp xa so với cùng kỳ năm trước, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng đã ảnh hưởng rất lớn đến tài chính - ngân sách.

Cũng bởi, nếu giá trị GDP không đạt, theo Bộ trưởng tác động rất hệ trọng đến bội chi và nợ công, vì mẫu số bé đi thì tỷ lệ tăng lên. Đây là vấn đề rất nan giải, Bộ trưởng lo lắng.

An Ngọc

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên