MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 trọng tâm phát triển để Việt Nam tránh “bẫy thu nhập trung bình”

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, Việt Nam đã chọn được 3 trọng tâm phát triển là cơ sở hạ tầng, phát triển thể chế và nguồn nhân lực để tránh “Bẫy thu nhập trung bình”.

Thứ nhất, việc phát triển cơ sở hạ tầng là chọn được ra đối tượng tiêu điểm - lấy con người làm trung tâm, chú trọng đến tính bền vững xã hội, môi trường và tài chính (quản lý nợ), đảm bảo an ninh cho con người ở mọi cấp độ.

Thứ hai, với nhu cầu to lớn về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa trong khu vực, việc thúc đẩy tài chính tư nhân trong khi vẫn đảm bảo chia sẻ tối đa rủi ro và trách nhiệm giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân là rất quan trọng.

Thứ ba, nguồn lao động phải được đa dạng hóa được đào tạo và có tay nghề cao cả về chất lượng sẽ là nền tảng cơ bản để cải tiến nhanh chóng công nghệ và chuyển đổi cơ cấu công nghiệp.

Từ quan điểm này, theo Bộ trưởng, điều quan trọng là phát triển các hạt giống công nghệ hoặc nguồn nhân lực có tính sáng tạo và phù hợp với nhu cầu của nền công nghiệp.

Lý giải vì sao đã đến lúc Việt Nam phải tìm ra phương thức phát triển mới để tránh tụt hậu, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng, Việt Nam sau 30 năm đổi mới, từ một nước nghèo và lạc hậu đã trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp, và đạt được nhiều mục tiêu quan trọng. 

Tuy nhiên, Việt Nam lại đang phải đối mặt với một thách thức rất lớn là các động lực cho phát triển gần mất hết dư địa, những động lực trước đây đã không còn phù hợp với hiện tại.

“Nếu không tìm ra phương thức phát triển mới, có mức tăng trưởng GDP gấp 10 lần so với năm 2010, chắc chắn Việt Nam sẽ phải đối mặt với bẫy thu nhập trung bình và tăng trưởng chậm lại” – Ông Vinh nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, đây chính là thời điểm Việt Nam cần phải có phương thức phát triển mới. Chính phủ đã xây dựng chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

“Nếu trước đây chúng ta chỉ tập trung vào tăng trưởng vốn, tài nguyên, lao động giá rẻ, thì nay phải là tăng năng suất lao động, quản trị hiện đại, tập trung khai thác tiềm năng con người” – vẫn lời Bộ trưởng Vinh.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu với thế giới thông qua việc tham gia nhiều hiệp định thương mại đa phương, song phương như FTA với EU, Hàn Quốc, ASEAN và TPP. Tuy nhiên những ưu đãi từ các hiệp định cũng không còn nhiều dư địa để phát triển.

Do đó, thế mạnh nhất của Việt Nam và các nước châu Á chính là con người và thể chế. Nếu khai thác tốt sẽ có đột phá và tăng trưởng mạnh.

>>>Thu nhập bình quân người Việt đáng lẽ cao hơn 7.000 USD

Theo Trang Nhung

huongtt

Tuổi trẻ thủ đô

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên