MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bác chuyện tăng tuổi hưu, nông dân được đóng bảo hiểm

“Tuổi nghỉ hưu sẽ không được bàn trong Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) nữa” - TS Bùi Sỹ Lợi, phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội.

Chúng tôi đã thông tin trước đó, Dự thảo luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi đưa được ra tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, cả Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đều cho rằng cần tăng tuổi hưu để tránh vỡ quỹ.

Trong đó có hai điểm sửa đổi quan trọng mà nếu được thông qua sẽ có tác động mạnh đến quyền lợi của người sống bằng lương hưu.

Thứ nhất, số năm làm việc của người lao động trước khi được nghỉ hưu sẽ kéo dài hơn, đồng nghĩa với việc phải đóng góp nhiều hơn cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, lương hưu mà người lao động nhận được khi nghỉ hưu sẽ ít hơn so với cách tính tiền lương hưu hiện hành. Cả hai thay đổi này cùng hướng đến một mục tiêu, theo lý giải của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, là để quỹ hưu trí không bị mất cân đối.

Tuy nhiên, tại hội nghị đối thoại chính sách trong sửa đổi Luật BHXH, được Ủy ban Các vấn đề xã hội, kiến nghị tăng tuổi hưu được khẳng định sẽ bị gác lại.

Lương hưu có thể sụt giảm từ 21-33%

Nhiều giải pháp mở cửa cho cả nông dân được tham gia BHXH tự nguyện thông qua việc Nhà nước hỗ trợ một phần tiền.

"Theo ý kiến của một số chuyên gia tính toán, dự kiến mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo bình quân của khu vực nông thôn và thành thị theo từng thời kỳ, mức đóng cao nhất không quá 20 lần mức lương cơ sở” - ông Lợi cho hay.

Tạm gác chuyện tăng tuổi hưu
Tạm gác chuyện tăng tuổi hưu

Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng nên quy định nhiều mức đóng BHXH tự nguyện khác nhau, nhà nước sẽ hỗ trợ nhóm người chọn mức đóng thấp nhất vì nông dân có người giàu, người nghèo.

Theo bà Mai, nếu lựa chọn mức chuẩn nghèo là mức thấp nhất để đóng BHXH thì lương hưu của nông dân tuy thấp nhưng vẫn còn cao hơn mức trợ cấp xã hội (hiện nay (180.000 đồng/tháng).

Ông Mai Đức Chính - phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN ủng hộ phương án lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng đều phải tham gia BHXH bắt buộc.

Tuy nhiên, tại hội thảo nhiều ý kiến đã tiếp tục bày tỏ lo ngại người nghỉ hưu sẽ càng khó khăn hơn nếu tính theo phương án điều chỉnh mức lương hưu tại dự thảo sửa đổi luật Bảo hiểm xã hội.

Một trong những điểm các đại biểu còn băn khoăn đó là quy định lộ trình điều chỉnh cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu chưa phù hợp. Thay vì quy định hiện hành 15 năm đóng BHXH được hưởng 45%, từ năm thứ 16 trở đi mỗi năm đóng thêm sẽ được tính 2% đối với nam và 3% đối với nữ, thì tại điều 55 dự thảo luật sửa đổi, tỷ lệ hưởng lương hưu theo hướng: giữ nguyên tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%, tăng dần số năm đóng BHXH tương ứng với mức hưởng 45% mức bình quân tiền lương hằng tháng để tính lương hưu. Cụ thể, năm 2016, 16 năm đóng BHXH được 45% lương... và năm 2020, 20 năm đóng được 45%. Từ năm 2031 trở đi, mỗi năm đóng thêm được tính chung 2% cho cả nam và nữ.

Theo Giám đốc BHXH Bộ Quốc phòng Hồ Thủy nhận xét với quy định này thì trung bình lương hưu của cán bộ, công chức nhà nước sẽ sụt giảm từ 21% đến 24%; lực lượng vũ trang giảm từ 22% đến 33% (do có từ 5 năm đến 7 năm là học viên quân sự, công an, khi đó đóng BHXH trên nền tiền lương cơ sở).

Bà Hồ Thủy đề nghị phương án tính mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% đối với LĐ nữ có 15 năm đóng BHXH và LĐ nam có 20 năm đóng BHXH; sau đó, cứ một năm tính bằng 2% đối với cả nam và nữ, mức tối đa bằng 75%. Nếu thực hiện theo quy định này thì LĐ nữ có 30 năm đóng BHXH và LĐ nam có 35 năm đóng BHXH sẽ được hưởng lương hưu 75%.

Hơn nữa, tình trạng nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội đang ngày càng trở nên nhức nhối. Tính đến hết tháng 2 năm nay, cả nước đã có hơn 512 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 12 tháng trở lên, với số nợ trung bình trên 1 tỷ đồng/đơn vị.

Trong khi đó, Quỹ bảo hiểm xã hội lại đang đứng trước nguy cơ ‘vỡ”. Hàng năm, quỹ bảo hiểm xã hội chi trả cho trên 1,3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng và trên 600 nghìn người hưởng một lần với tổng số tiền chi 60 nghìn tỷ đồng.

Ước tính, với quy mô tồn tích đến tháng 4 là 12.000 tỷ, số nợ đọng này đang tương đương 20% tổng số tiền lương hưu và trợ cấp trung bình hàng năm của người dân. Điều đó cũng có nghĩa, con số nợ trên nếu kéo dài, không thu được sẽ làm ảnh hưởng quyền lợi của khoảng 260.000 người già về hưu.

Bên cạnh đó, có khoảng 24.000 tỷ đồng “thất thoát” do việc đóng Quỹ bảo hiểm chỉ căn cứ vào tiền lương tối thiểu của Nhà nước mà không căn cứ theo thu nhập thực. Con số này bằng tới 40% quỹ lương hưu và trợ cấp xã hội trên và đủ để chi trả cho hơn 620 người già về hưu trong 1 năm.

>>>Số liệu tỷ lệ thất nghiệp "bác" chuyện tăng tuổi hưu?

Theo Thái An

cucpth

Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên