MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo động hiện tượng gửi giá

Số lượng DNNN hiện chiếm vào khoảng 7.500 trong tổng số 500.000 DN cả nước, nhưng số thu NSNN lại chiếm tỉ trọng cao nhất.

Tuy nhiên, do công tác quản lý tài chính chưa tốt và hiệu quả kinh doanh chưa cao nên tình trạng nợ đọng, thất thu thuế không còn là hiện tượng cá biệt trong các DN nói chung và DNNN nói riêng. Ngoài số thuế tính tăng thêm qua công tác thanh tra, kiểm tra, số tiền thuế phát hiện tăng thêm qua kiểm toán hằng năm cũng không nhỏ. Trao đổi với PV Lao Động bên lề một hội thảo ngày 8.7, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn thuế VN - cho biết:

- Có người bảo con số này khoảng 10-20%, thậm chí 30%. Tuy nhiên, khó có thể thấy được con số cụ thể thất thoát NSNN là bao nhiêu. Mặc dù vậy, lĩnh vực xây dựng cơ bản, các công trình vẫn hoàn thành như đúng tiến độ, nhưng có thể thấy chất lượng lại giảm do thất thoát nguyên vật liệu sắt thép hay dùng các chủng loại khác không đảm bảo chất lượng. Đấy là một số ví dụ về thất thoát nếu chúng ta không quản lý được.

Công tác kiểm toán là để phát hiện sai phạm. Vậy hiện nay số lượng các DN được kiểm toán hằng năm chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm, thưa bà?

- Hiện số lượng DN được kiểm toán là không nhiều; nếu tính cả thanh tra thuế thì cũng chỉ được khoảng 10% số DN. Hiện nay chúng ta có khoảng 500.000 DN, trong khi chỉ có 42.000 cán bộ thuế. Tuy nhiên, chúng ta đã có quy định là trong phạm vi 5 năm, nếu cơ quan thuế phát hiện ra sai phạm thì vẫn tiến hành truy thu cả tiền phạt trong vòng 5 năm đó. Còn trong trường hợp không lập báo cáo thì có thể truy thu vĩnh viễn.

Nhưng trong nhiều trường hợp chọn mẫu để kiểm tra, kiểm toán chưa tiêu biểu, số lượng thất thoát có thể nhiều hơn thế?

- Cơ quan thanh - kiểm tra khi chọn mẫu đã nghiên cứu trước. Do số lượng kiểm toán viên có hạn, nên chúng ta ưu tiên lựa chọn những DN có độ rủi ro cao: Dễ có khả năng kê khai sai, nộp thuế không đầy đủ; DN có số thu phải nộp NSNN lớn; hoạt động trên địa bàn rộng, đa dạng, phức tạp...

Tuy nhiên, hiện về thuế có 10 luật và pháp lệnh, sau đó là thông tư và các văn bản hướng dẫn. Thậm chí, có luật thuế có hàng chục thông tư như Luật Thuế TNCN. Rõ ràng, để một cán bộ nắm các loại thuế này rất khó. Do đó, phải có cơ chế phối kết hợp thông tin giữa cơ quan thuế và cơ quan thanh tra, kiểm toán để tiết kiệm chi phí và hiệu quả.

Thời gian qua, tình trạng chuyển giá, gửi giá tại VN đã được phát hiện nhiều chưa, thưa bà?

- Hình thức này phát hiện nhiều rồi. Ví dụ trong đền bù đất đai, chuyển giá và gửi giá đang rất nhiều ở VN. Thay vì ở mức giá này, nhưng hợp đồng lại nâng giá lên. Chi phí của NSNN và của DN bỏ ra để thực trả là theo số trong hợp đồng. Mức chênh lệch giữa thực giá và giá trong hợp đồng thì người ký kết hợp đồng hoặc một nhóm người nào đó được hưởng. Đối với trường hợp gửi giá này thì phải phối hợp để kiểm tra hoặc phối hợp với cơ quan thuế các nước để đối chiếu. Nếu là chuyển giá thì có nhiều phương pháp để làm, nhưng gửi giá thì phải hợp thức được hóa đơn chứng từ của cả hai bên mua – bán; nên gửi giá là khó hơn. Với chuyển giá thì lợi nhuận được chuyển từ nước này qua nước kia để trốn thuế, còn gửi giá lại là một hình thức tham nhũng.

Bà Nguyễn Thị Cúc: Thất thoát thuế tại DNNN còn lớn

Chỉ tính riêng trong năm 2009, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán của 183/242 DN hạch toán độc lập thuộc 20 TCty NN. Qua kiểm toán cho thấy, việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN ở khối TCty NN cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm, làm rõ: Hầu hết các đơn vị được kiểm toán đều kê khai thiếu thuế và các khoản phải nộp về NSNN.

Công tác hạch toán kế toán tại những DN này còn nhiều sai sót, nên sau kiểm toán đã phải điều chỉnh lại. Sau điều chỉnh, đã tăng lợi nhuận trước thuế 805,6 tỉ đồng, tăng thuế và các khoản thu phải nộp vào NSNN là 536 tỉ đồng... Con số tăng thu qua KTNN tương đương với tổng thu ngân sách trên địa bàn của vài tỉnh nhỏ.

Theo Cao Sơn
Báo Lao động

thanhhuong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên