MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ trưởng Bộ KHCN: "Nợ xấu" trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tương đối lớn

Một số cử tri là nhà khoa học có phản ánh việc nhiều cơ quan, cá nhân nhất là thuộc Bộ KHCN thường được xét duyệt đề tài dễ dàng, còn các cơ quan, cá nhân ngoài ngành khác thì rất khó khăn. Thậm chí có cơ quan trong ngành gợi ý thẳng việc trích lại kinh phí 20 – 50%, tác động rất lớn đến hiệu quả nghiên cứu khoa học.

Chiều ngày 12/6/2016, Quốc hội đã tiếp tục chương trình chất vấn với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đặt câu hỏi về việc xử lý ra sao với các đề tài không hoàn thành, không nghiệm thu được?

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, hiện nay các đề án không hoàn thành, không nghiệm thu được đều có chế tài xử lý. Bộ sẽ dừng dự án và thu hồi kinh phí Nhà nước đã đầu tư, nhưng cũng trừ lại những kinh phí đã đầu tư hợp lý, đồng thời sẽ báo cáo Bộ Tài chính về kinh phí chưa thu hồi, sử dụng sai mục đích.

“Để tồn tại vấn đề này cũng có tâm lý ỉ lại của nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Cho đến nay, "nợ đọng" phải thu hồi trong lĩnh vực này tương đối lớn, tạo nên "nợ xấu" trong khoa học công nghệ – Bộ trưởng Quân thừa nhận.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) thì nêu vấn đề: Một số cử tri là nhà khoa học có phản ánh việc nhiều cơ quan, cá nhân nhất là thuộc Bộ KHCN thường được xét duyệt đề tài dễ dàng, còn các cơ quan, cá nhân ngoài ngành khác thì rất khó khăn. Thậm chí có cơ quan trong ngành gợi ý thẳng việc trích lại kinh phí 20 – 50%, tác động rất lớn đến hiệu quả nghiên cứu khoa học. Đại biểu đặt câu hỏi: Bộ trưởng có nhận được thông tin về việc này hay không?

Trả lời câu hỏi này Bộ trưởng Nguyễn Quân khẳng định: Cho đến nay, chưa nhận được thông tin phản ánh vấn đề này hay có bằng chứng cụ thể. Và đề nghị đại biểu, nếu có thì chuyển địa chỉ trực tiếp cho tôi (Bộ trưởng Nguyễn Quân), tôi xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Điều hành phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị Bộ trưởng Bộ KHCN làm rõ thêm về việc ngân sách sử dụng cho nghiên cứu khoa học hiện nay có lãng phí hay không?

Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, trong ngân sách dành cho lĩnh vực này, có 40% dành chi thường xuyên, 40% dành cho đầu tư phát triển (hạ tầng, thiết bị) còn lại khoảng hơn 20% cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tương ứng mức 3.800 tỷ đồng trong năm nay.

Việc lãng phí là có, do đầu tư không tới ngưỡng, nên rất dễ bị thất bại, không hiệu quả hoặc lãng phí do đề tài chưa áp dụng thực tế. Còn việc lãng phí do tham nhũng, nếu phát hiện sẽ được xử lý nghiêm” – Bộ trưởng Nguyễn Quân thẳng thắn nhìn nhận.

Cũng theo Bộ trưởng Quân, hiện đang có 3 loại đề tài “xếp ngăn” kéo tồn tại:

Thứ nhất, đó là những đề tài nghiên cứu cơ bản. Đề tài loại này chủ yếu là xếp ngăn kéo. Vì đó là những nghiên cứu đi đầu. Ví dụ chất bán dẫn, người Mỹ nghiên cứu thành công từ trước đó đã lâu, nhưng cũng phải xếp ngăn kéo, chỉ đến khi bán cho người Nhật thì nghiên cứu này mới mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống.

Thứ hai, đề tài nghiên cứu ứng dụng, phải kèm theo đầu tư phát triển ứng dụng mới có hiệu quả. Hiện nay, ngân sách Nhà nước chỉ nghiên cứu thử nghiệm. Doanh nghiệp chưa có đủ kinh phí để đầu tư nên nhiều kết quả nghiên cứu chưa được ứng dụng.

Thứ ba, 1 số đề tài nghiên cứu xếp ngăn kéo thực sự do không xuất phát từ thực tiễn mà xuất phát từ sở thích của nhà khoa học.

Để khắc phục tình trạng này, Luật Khoa họa công nghệ đã có quy định, các nghiên cứu phải thông qua đặt hàng. Mọi cá nhân đề xuất, nhưng cơ quan nhà nước phải nghiên cứu xem phù hợp và đặt hàng thì mới tiến hành cấp ngân sách cho hoạt động nghiên cứu đó.

 

Khánh Nhi - Nguyệt Quế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên