MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

BSC: Xăng, gas, điện tăng giá "dồn dập" đẩy CPI tháng 5 tăng mạnh

Theo dự báo của BSC, CPI tháng 5 sẽ tăng khoảng 0,26% và CPI tháng 6 tăng 0,22%. Do đó, CPI quý II/2015 dự báo tăng trung bình 0,21% mỗi tháng.

Tóm tắt:

- Báo cáo của BSC nhận định, lạm phát 4 tháng đầu năm 2015 đang ở mức rất thấp, mới chỉ tăng 0,04%. Trong khi so với năm trước, lạm phát 4 tháng đầu năm 2014 đạt 0,88%; cả năm 2014 là 1,84%.

- Theo dự báo của BSC, CPI tháng 5 sẽ tăng khoảng 0,26% và CPI tháng 6 tăng 0,22%. Do đó, CPI quý II/2015 dự báo tăng trung bình 0,21% mỗi tháng.

- Cùng với đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục cải thiện khi triển vọng của các cuộc đàm phán FTA và TPP đang có những bước tiến tích cực.

- Tình hình sản xuất vẫn sẽ tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp dự báo tăng trưởng mạnh trên 9% trong các tháng tới; chỉ số PMI tiếp tục mở rộng ở mức trên 50 điểm.


Lạm phát quý II dự báo tăng trung bình 0,21% mỗi tháng

Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) vừa công bố báo cáo vĩ mô tháng 4/2015. Theo đó, báo cáo của BSC nhận định, lạm phát 4 tháng đầu năm 2015 đang ở mức rất thấp, mới chỉ tăng 0,04%. Trong khi so với năm trước, lạm phát 4 tháng đầu năm 2014 đạt 0,88%; cả năm 2014 là 1,84%.

Điều này cho thấy lạm phát năm nay có thể tiếp tục ở mức thấp và nếu giá dầu thế giới chậm hồi phục, lạm phát cả năm 2015 sẽ duy trì ở mức 2-3%. Tính đến ngày 1/5, giá dầu WTI ở mức 59,61 USD/thùng; giá dầu Brent ở mức 66,57 USD/thùng – tăng 20% so với đầu tháng 4/2015.

Bên cạnh đó, giá gas trong nước đã điều chỉnh tăng 1.500 đồng/bình từ ngày 1/5. Ngoài ra, đợt nghỉ lễ 30/4–1/5 cũng sẽ tác động đáng kể tới giá cả hàng hóa dịch vụ trong tháng 5. Do đó, CPI trong tháng 5 sẽ có mức tăng cao hơn so với trong tháng 4.

Theo dự báo của BSC, CPI tháng 5 sẽ tăng khoảng 0,26% và CPI tháng 6 tăng 0,22%. Do đó, CPI quý II/2015 dự báo tăng trung bình 0,21% mỗi tháng.

Dòng vốn FDI tiếp tục được cải thiện nhờ các hiệp định thương mại

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, BSC dự báo, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục cải thiện khi triển vọng của các cuộc đàm phán FTAs và TPP đang có những bước tiến tích cực.

Đồng thời, báo cáo của BSC cũng nhận định, hoạt động nhập khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng trong quý II/2015. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng gia tăng kết hợp với tác động từ các Hiệp định đối tác kinh tế (tiêu biểu là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật và Hiệp định Việt Nam - Nhật Bản vừa qua) sẽ tiếp tục là điểm hỗ trợ cho nhập khẩu trong thời gian tới.

Tuy nhiên, xuất khẩu sẽ đối mặt với sự phân hóa ở 2 mảng.

Thứ nhất, mảng xuất khẩu từ khu vực FDI sẽ vẫn tăng trưởng mạnh, đặc biệt từ các dự án của Samsung. Gần đây, Samsung đang cân nhắc chuyển hoạt động sản xuất màn hình LCD từ Hàn Quốc sang Trung Quốc hoặc Việt Nam do chi phí nhân công tại Hàn Quốc đang tăng cao. Hiện Việt Nam trở thành nơi sản xuất lớn nhất trên toàn cầu của Samsung, chiếm hơn 50% sản lượng của tập đoàn. Tổng số vốn đầu tư đăng ký lũy kế đã đạt trên 12,6 tỷ USD với các dự án lớn như Samsung Display (Bắc Ninh), Samsung Thái Nguyên.

Thứ hai, mảng xuất khẩu nông lâm nghiệp thủy sản vẫn có thể gặp khó khăn do các vấn đề giá cả biến động, nhu cầu bên ngoài giảm.

Ngài ra, sự ổn định của VND trong bối cảnh các nước sản xuất xung quanh đều gia tăng các biện pháp nới lỏng tiền tệ sẽ gián tiếp tác động lên cán cân thanh toán, nới rộng thêm mức thâm hụt thương mại của Việt Nam trong những tháng tới.

Nhiều tiềm năng tăng trưởng

Về triển vọng chung, báo cáo của BSC nhận định, tình hình sản xuất vẫn sẽ tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp dự báo tăng trưởng mạnh trên 9% trong các tháng tới; chỉ số PMI tiếp tục mở rộng ở mức trên 50 điểm.

Bên cạnh đó, gần đây các tổ chức kinh tế cũng đã nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2015. Cụ thể, WB nâng mạnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam 2015 lên 6% từ mức 5,5%; IMF cũng nâng dự báo kinh tế Việt Nam 2015 thêm 0,4 điểm phần trăm lên 6% so với lần dự báo trước; ANZ lạc quan khi cho rằng Việt Nam có thể tăng trưởng vượt 6,5% trong năm 2015.

“Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế khi mà phục hồi diễn ra trong xu hướng dựa thiên về ngoại lực – FDI” – Báo cáo nhận định.

>>>“Lạm phát không phải là mối lo ngại của VN trong năm 2015”

Nguyệt Quế

Trịnh Hường

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên