MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các nhà máy nhiệt điện của PVN lo thiếu than

Nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện than của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) năm 2020 ở mức 6 triệu tấn, tăng lên mức khoảng 20 triệu tấn vào năm 2030, được nhận định là thách thức không nhỏ với PVN.

Trong số 5 nhà máy nhiệt điện than do PVN làm chủ đầu tư, có 2 nhà máy sử dụng than trong nước là Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vũng Áng 1 và Thái Bình 2.

Ba nhà máy còn lại là NMNĐ Long Phú 1, Sông Hậu 1 và Quảng Trạch 1 sử dụng nguồn than nhập khẩu. Hiện Công ty Nhập khẩu than và Phân phối than Điện lực Dầu khí (PVPower Coal) đảm nhiệm vai trò làm đầu mối cung ứng than, trong đó trọng tâm là than nhập khẩu cho các dự án nhiệt điện của Tập đoàn.

Theo tính toán, nhu cầu than cho các NMNĐ than của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam năm 2020 ở mức 16 triệu tấn, tăng lên mức khoảng 20 triệu tấn vào năm 2030. So với nhu cầu than cho điện của cả nước thì nhu cầu than cho điện của Tập đoàn chiếm cao nhất khoảng 24% vào các năm 2019-2020.

Trong giai đoạn 2020-2030 nhu cầu than có xu hướng giảm, chiếm khoảng 10% vào năm 2030. Song đây vẫn được xem là một thách thức không nhỏ đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Hiện tại, đối với nguồn than trong nước, PV Power Coal đã triển khai Hợp đồng nguyên tắc giữa PVN và TKV, tiến hành đàm phán nguồn than cũng như nội dung hợp đồng mua bán than chạy thử và thương mại cho các NMNĐ Vũng Áng 1.

Tiếp đó các nhà máy: NMNĐ Thái Bình 2 vào năm 2016, NMNĐ Long Phú 1 vào năm 2017, NMNĐ Sông Hậu 1 vào năm 2018 và NMNĐ Quảng Trạch 1 vào năm 2020.

PV Power Coal hiện cũng nghiên cứu, tìm kiếm nguồn cung than anthracite khả thi khác trong bối cảnh TKV có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn than ổn định cho các NMNĐ của Tập đoàn trong suốt vòng đời nhà máy.

Được biết PV Power Coal đã ký MOU với Công ty Siberian Anthracite (SA) về hợp tác cung ứng than anthracite nhập khẩu từ Nga cho NMNĐ Vũng Áng 1 và đang triển khai đàm phán. Công ty cũng đã ký kết COFA với các đối tác có uy tín, năng lực khác trên thị trường Indonesia, như công ty PT. Bukit Asam và PT. Prima Multi Mineral.

Tuy nhiên, PVPower Coal còn gặp nhiều khó khăn trong công tác đảm bảo cung ứng than lâu dài, ổn định và hiệu quả cho các NMNĐ. Trong đó, các vấn đề như đảm bảo nguồn và cơ chế nhập khẩu than; phương án vận chuyển và chuyển tải than, chuỗi cung ứng, mô hình quản lý vận hành cho các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn sắp tới.

Ông Vũ Huy Quang, Tổng Giám đốc PVPower Coal cho rằng đây là những vấn đề rất quan trọng, cấp thiết, đòi hỏi cao về năng lực, kinh nghiệm, tài chính, kỹ thuật để triển khai được các dự án đầu tư (như xây dựng cảng nước sâu trung chuyển than, đầu tư mỏ than ở nước ngoài để lấy quyền mua than ổn định, đầu tư kho bãi có khả năng phối trộn than...) hay tiến hành ký kết hợp đồng mua bán than chi tiết với các đối tác trong nước và nước ngoài.

Linh Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên