MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

CEO Porsche Việt Nam: ''Một quốc gia không thể phát triển trên yên của chiếc xe máy''

Theo thống kê, thị trường ô tô tại các nước Asean 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái tăng 151%, Thái Lan đạt mức 208%, Việt Nam là nước duy nhất có mức giảm.

Trả lời câu hỏi “Tại sao trong khi thị trường ô tô toàn cầu đang tăng trưởng đáng kể mà thị trường ô tô Việt Nam lại suy giảm?” Ông Adireas Klingler - Tổng giám đốc Porsche Việt Nam cho rằng:

Giá ô tô ở Việt Nam rất đắt. Dựa vào yếu tố thuế, Việt Nam là một trong những nước đắt đỏ nhất thế giới nếu ai đó muốn sở hữu một chiếc xe hơi và đồng thời cũng là một trong nước kém nhất về sức mua theo đầu người. Cho dù có những cam kết với WTO về việc giảm dần thuế nhập khẩu và toàn bộ các loại thế nhưng trên thực tế thuế phí vẫn tăng dần theo năm.

Nói một cách khác, thuế nhập khẩu đang giảm theo cam kết với WTO nhưng các loại thuế phí liên quan đang tăng. Do đó, các loại xe hơi vẫn đắt lên theo năm.

Cơ sở hạ tầng không tốt và vẫn không cải thiện được tình hình hệ thống giao thông, đặc biệt là ở Hà Nội và Tp HCM.

Theo một báo cáo chính thức từ năm 2008 của Bộ Xây Dựng chỉ có 6,18% diện tích được sử dụng cho hệ thống giao thông ở Hà Nội, trong khi ở ngoại ô Hà Nội tỷ lệ này là 0,9%. Tại Tp HCM khu vực trung tâm là 8 – 14%, ở ngoại ô là 0,2 – 2,8%.

Còn theo chuẩn mực thế giới thì diện tích sử dụng cho hệ thống giao thông ở mức chung là từ 15 – 20%.

Trong khi, cơ sở hạ tầng được cải thiện rất chậm thì có vẻ như biện pháp duy nhất để đảm bảo lưu lượng giao thông vừa phải trên đường phố ở hai thành phố là Hà Nội và Tp HCM thì người ta sẽ có những yêu cầu để giảm bớt lượng ô tô cá nhân và sự lưu thông của loại phương tiện này.

Các chính sách của Chính phủ đang thể hiện điều này với thuế phí cao và những hạn chế duy trì giá xe hơi cao nhân tạo. Kết quả là ngày càng có ít người dám mơ ước đến việc sở hữu một chiếc xe hơi.

Một vài chuyên gia khác cũng bày tỏ quan điểm không ủng hộ. Họ cho rằng, Chính phủ thay vì như thế hãy có những biện pháp kích thích mức tiêu thụ ô tô nội địa nhờ đó sẽ khuyến khích đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông. Từ đó, hệ thống sẽ tạo ra cơ chế tự điều chỉnh.

Ông Adireas Klingler cũng đồng ý với quan điểm này và hài hước rằng “Một quốc gia không thể phát triển đúng và kịp thời trên yên của chiếc xe máy”.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia khác cũng cho rằng Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng xây dựng hệ thống giao thông công cộng tinh vi hơn, đi cùng với đó là phải giảm thuế ô tô xuống mức chấp nhận được.

Ông Adireas Klingler chỉ ra giải pháp Việt Nam cũng có thể kiểm soát sự tắc nghẽn trong thành phố bằng cách áp dụng phí lưu hành trong thành phố đối với ô tô cần vào khu vực trung tâm.

Từ đó, sẽ có khoản thu cần thiết để cải thiện nhanh cơ sở hạ tầng và phát triển đất nước theo hướng hấp dẫn hơn cho cả các ngành công nghiệp khác và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Việt Nam có dân số gần 90 triệu người nhưng lượng bãi đỗ xe theo ước đoán chỉ dành cho khoảng 750 nghìn chiếc xe hơi, tương đương với 8 xe cho 1.000 người; trong khi đó nước Đức có 80 triệu người thì số lượng bãi đỗ xe là cho 40 triệu xe, tức 500 xe cho 1.000 người.

Thuế, phí thay đổi hàng năm

Thuế/phí

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Thuế nhập khẩu

+5%

+75% (CBU)

 

 

-30% (CBU)

+23% (CBU)

 

 

 

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

+19%

+16%

+10%

 

 

-25% (*)

+25%

 

Thuế VAT

 

 

 

 

 

 

-5% (*)

+5%

 

Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

 

+5%

+2%

 

+8%

(*) Cần có sự kích thích từ phía Chính phủ

Khánh Linh

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên