MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Chart]: Top 5 thị trường tiêu thụ thủy sản Việt tăng mạnh nhất năm 2014

Năm 2014, Canada nổi bật khi trở thành quán quân khi tính chung cả ngành thủy sản cũng như có mặt trong top 5 của 3/7 nhóm mặt hàng thủy sản Việt xuất sang các thị trường. Ngoài ra, Hàn Quốc hay Asean cũng có tốc độ tăng trưởng cao.

Xuất khẩu thủy sản năm 2014 tăng trưởng 16,5% so với năm 2013 và vượt kế hoạch đến gần 1 tỷ USD nhờ vào Tôm. Bên cạnh đó mặt hàng chả cá và surimi cũng có tốc độ tăng trưởng khá tốt. Sự lên ngôi của tôm và “lớn nhanh” của chả cá &surimi đã giúp bù đắp những khó khăn của ngành cá tra và cá ngừ trong năm 2014.

Xét về thị trường, sự tăng trưởng cao của những thị trường mới/thị trường nhỏ đang mở ra những hi vọng cho ngành thủy sản về khả năng khắc phục những khó khăn ở đầu ra ở những thị trường truyền thống.

Năm 2014, Canada nổi bật khi trở thành quán quân khi tính chung cả ngành thủy sản cũng  như có mặt trong top 5 của 3/7 nhóm mặt hàng thủy sản Việt xuất sang các thị trường. Canada đang đóng góp khoảng hơn 3% giá trị hàng thủy sản xuất khẩu sang các thị trường.

Top 5 thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất đang đóng góp gần 40% giá trị xuất khẩu của ngành.

Về mặt hàng tôm, trong 4/5 thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất có mức tăng trưởng cao hơn bình quân của ngành tôm. 5 thị trường này đóng góp đến 59% giá trị xuất khẩu của ngành.

EU dẫn đầu về tăng trưởng và đóng góp đến 17,2% giá trị xuất khẩu của ngành. Canada tăng trưởng cao thứ 2 sau EU, đóng góp 5% giá trị.

Xét mặt hàng cá tra, mặc dù năm 2014 xuất khẩu cá tra gặp khó, nhờ các thị trường nhỏ, thị trường mới tăng trưởng tốt đã giúp ngành cá tra tăng trưởng nhẹ 0,4% so với năm 2013. Top 5 thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất của ngành cá tra đóng góp 28% giá trị xuất khẩu của ngành.

Trung Quốc & Hồng Kong có tốc độ tăng trưởng cao nhất 24,2% đóng góp 6,4% giá trị.

Đối với mặt hàng cá ngừ, năm 2014 là năm khó khăn của các nhà khai thác và chế biến cá ngừ. Dù vậy, chúng ta vẫn có quyền hi vọng về tương lai của nhóm mặt hàng này nhờ vào thị trường nhỏ như Hà Lan, Israel, Canada, Thái Lan, Li Băng…. Đây là những thị trường tăng trưởng khá cao.

Đối với mặt hàng Mực và Bạch tuộc: Hoa Kỳ trở thành quán quân với tốc độ tăng trưởng rất cao 118% trong khi tốc độ tăng trưởng chung của nhóm mặt hàng này là 8%. Tuy nhiên mức độ đóng góp của thị trường Hoa Kỳ trong nhóm hàng này là rất bé. Hàn Quốc, EU, Asean nhưng thị trường lớn của ngành hiện đang duy trì được tốc độ tăng trưởng 2 con số.

Top 5  thị trường tiêu thụ mực và bạch tuộc Việt Nam lớn nhất đóng góp đến 68,3% giá trị xuất khẩu của ngành.

Đối với chả cá &surimi: Đây là nhóm mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 sau tôm của ngành thủy sản Việt Nam. Top 5 thị trường tiêu thụ có tốc độ tăng trưởng lớn nhất đóng góp 58% giá trị hàng xuất khẩu. Nga là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất lên đến 164% xét về giá trị so với năm 2013.

Đối với ghẹ: Năm 2014 xuất khẩu ghẹ Việt Nam đi các nước đạt 131,2 triệu USD, tăng 18,7% so với năm 2013. Có 4/5 thị trường tiêu thụ ghẹ Việt Nam tăng trưởng cao hơn mức 18,7%. Top 5 thị trường đóng góp 91% giá trị xuất khẩu của ngành. Trong đó thị trường Hoa Kỳ - đóng góp hơn 50% có tốc độ tăng trưởng trên 30%.

Đối với nhuyển thể 2 mảnh: Năm 2014, xuất khẩu nhuyển thể 2 mảnh của Việt Nam đi các thị trường đạt mức gần 80 triệu USD, tăng 10,7%. Có đến 4/5 thị trường có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của mặt hàng này. Tuy nhiên 4 thị trường này đều là những thị trường nhỏ. EU là thị trường chính của nhóm mặt hàng này năm 2014 chỉ tăng trưởng 8,8%.

 

Thanh Giang

Ngọc Quỳnh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên